Câu 1: Nêu cấu tạo chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người
Câu 2: thành phần hóa học và tính chất của xương? Khi hầm xương bò, lợn, ngta thường cho thêm 1 ít dứa. Giải thíck?
Câu 3: trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp vs chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Câu 4: trình bày sự lưu thông máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn
Câu 5: 1 ng bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ruột non ntn?
Câu 6: gan đảm nhận vai trò gì trong quá trình tiêu hóa?
Câu 7: giải thik mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa
1,
Hệ cơ quan |
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan |
Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động |
Cơ và xương |
Giúp cơ thể vận động |
Hệ tiêu hoá |
Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá |
Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. |
Hệ tuần hoàn |
Tim và hệ mạch |
- Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô - Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào |
Hệ hô hấp |
Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi |
Giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2) |
Hệ bài tiết |
Thận, ống dẫn nước tiểu, tuyến mồ hôi.. và bóng đái |
Bài tiết nước tiểu, chất thải Duy trì tính ổn định của môi trường trong |
Hệ thần kinh |
Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh |
Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh. |
- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có da, các giác quan, các hệ cơ quan là hệ sinh dục giúp duy trì nòi giống, hệ nội tiết giúp điều khiển, điều hoà quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng hoocmôn.
2,Khi hầm xương bò, lợn…….chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt lại. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở
3,Ruột có cấu tạo rất thích hợp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tuyến dịch ruột góp phần tiêu hóa và biến đổi thức ăn thành các chất dễ hấp thụ.
Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tich bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.400-->500m2--> tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng.
Ruột non rất dái là phần dài nhất trong ống tiêu hóa (2,8-->3m)-->tăng thời gian tiếp xúc với chất dinh dưỡng.
Ruột non có mạng mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột--> thuận lợi cho việc chuyể chất dinh dưỡng từ ruột tới các tế bào trong cơ thể.
4,
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
5, Khi đó, sự tiêu hóa ở ruột non sẽ diễn ra lâu hơn. Nguyên nhân là do axit trong dạ dày giúp enzim pepsin ở dạ dày hoạt động để phân giải protein thành các đoạn peptit, nên khi thiếu axit thì protein sẽ không được phân giải ở dạ dày mà phải tới ruột non mới được phân giải. Mặt khác, không có axit còn ảnh hưởng tới cơ chế đóng mở cơ vòng môn vị.
6, Gan tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất có hại cho cơ thể.
7,Sự trao đổi chất không thể tách rời sự trao đổi năng lượng, đó là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau trong hoạt động sống của sinh giới, đảm bảo sự tồn tại và phát triển các cơ thể sống!
+ Đồng hóa, quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong mỗi tế bào chính là quá trình tích lũy năng lượng.
+ Dị hóa, sự phân giải các chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình trên, chính là giải phóng năng lượng dưới dạng năng lượng sinh học ATP - được sử dụng trong các hoạt động sống của cơ thể.
Sự đối lập nhưng thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa:
- đồng hóa là quá trình tích lũy năng lượng, dị hóa là giải phóng năng lượng.
- sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia.
=> Nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể cử động, định hình cơ thể và che chở cho nội quan.
- Hệ tiêu hoá: Ruột non, Ruột già (đại tràng), dạ dày, tuỵ, túi mật, khoang tiêu hoá (miệng), hầu, lưỡi, thực quản, gan, ruột tịt, ruột thừa, trực tràng, hậu môn.
=> Biến đổi các hợp chất phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hoà tan, hấp thụ và cung cấp cho các tế bào của cơ thể đồng thời tích luỹ năng lượng sử dụng cho mọi hoạt động sống.
- Hệ Tuần hoàn: Tim, mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) và máu (bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu),..
=> Vận chuyển Ôxi và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và hệ cơ quan khác trong cơ thể, các ản phẩm các sản phẩm của quá trình dị hoá trong chuyển hoá đến các cơ quan bài tiết (urê, ax uric,..) và các sản phẩm tổng hợp trong đồng hoá ở TB đến nơi cần thiết (hormon, kháng thể); bảo vệ cơ thể; đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Hệ hô hấp: Đường dẫn khí (khoang mũi, khoang miệng, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản, phế quản thuỳ, tiểu phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang -nằm trong phổi), phổi.
=> Thực hiện sự trao đổi khí ngoài, cung cấp O2 duy trì sự sống và loại thải CO2.
- Hệ bài tiết: thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, da, tuyến mồ hôi, phổi...
=> Thải loại các sản phẩm độc hại, duy trì tính ổn định của môi trường trong.
- Hệ thần kinh: Não (đại não, tiểu não, não trung gian), Tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
=> Chuyên trách truyền nhanh các tín hiệu từ TB này sang TB khác, cơ quan này sang cơ quan khác.
- Hệ nội tiết: vùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên, tuyến giáp/ cận giáp, tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến tuỵ, tuyến sinh dục.
=> Chuyên giữa các thông tin hoá học (các hormon qua đường máu) [tiết các chất sinh hoá hormon theo máu chuyển đến và tạo tác động tại những cơ quan khác trong cơ thể].
- Hệ sinh dục:
+ Nam: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, tinh trùng, mào tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, bìu.
+ Nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, vòi trứng.
=> Đảm bảo tính liên tục của sự sống từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo sự truyền đạt những đặc tính di truyền nói chung và của từng cá thể nói riêng qua các thế hệ.