Đề kiểm tra học kì I - đề 1

Phúc Trần

Câu 1. Nêu các đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Cho biết lớp sâu bọ có vai trò gì đối với tự nhiên và con người ?

Câu 2. Cho biết vai trò của ngành giun đốt ? Tại sao nói giun đất có lợi cho nhà nông ?

Câu 3. Vì sao trẻ em nước ta hay mắc bệnh giun kim ? Cần có biện pháp gì để phòng tránh giun sán kí sinh ?

Câu 4. Nêu nguyên nhân mắc bệnh và biện pháp phòng bệnh sốt rét ? Tại sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi ?

Cầm Đức Anh
15 tháng 12 2017 lúc 19:39

Câu 1:

1. Đặc điểm chung

- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng

- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2

đôi cánh

- Hô hấp bằng ống khí

2. Vai trò thực tiễn

- Lợi ích:

+ Làm thuốc chữa bệnh


+ Làm thực phẩm

+ Thụ phấn cho cây trồng

+ Làm thức ăn cho động vật khác

+ Diệt các sâu bọ có hại

+ Làm sạch MT

- Tác hại:

+ Là động vật trung gian truyền bệnh

+ Gây hại cho cây trồng

+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp

Cầm Đức Anh
15 tháng 12 2017 lúc 19:44

Câu 2:

1 Vai trò của ngành giun đốt:

- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
2

Trong quá trình sống của mình, giun liên tục đào đất, làm đất tơi xốp,đồng thời thải các chất bã, chất tiết làm đất màu mỡ \(\rightarrow\)nói giun đất là bạn của nhà nông

Cầm Đức Anh
15 tháng 12 2017 lúc 19:50

Câu 3:

1- Vì trẻ em (nhất là 2-3 tuổi) thường có thói quen chơi dưới sàn nhà hoặc trong các môi trường thiếu vệ sinh, nằm dưới sàn nhà, ngậm các đồ vật,mút tay...Tạo điều kiện cho giun kim vào trong cơ thể và sinh sản. vậy trẻ em rất thường hay bị nhiễm bệnh giun kim.

2 Biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh:


Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn)
Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
Không ăn thịt bò, lợn gạo .
Rửa sạch hoa quả trước khi ăn

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát , không cho mặc quần yếm hở mông ( giun kim)
Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ .
Không đi chân không trên đất cát , đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc)
Tránh đắp lá cây , nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này , có thể bị bệnh sán nhái)

Cầm Đức Anh
15 tháng 12 2017 lúc 20:02

Câu 4:

1Nguyên nhân: Trùng sốt rét kí sinh trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. Do muỗi Anôphen truyền vào máu người (do muỗi Anôphen gây nên).
2 Biện pháp phòng bệnh sốt rét:

- Tránh để ao tù nước đọng

- Ăn, ở sạch sẽ ngăn nắp.

- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cỏ quanh nhà (từ 50 - 100m).

- Dùng hương xua muỗi, đốt lá cây xông khói, dùng kem xua muỗi vào buổi tối. - Dùng hóa chất diệt muỗi phun trên tường .

- Ngủ trong mùng tẩm hóa chất ...

Cầm Đức Anh
15 tháng 12 2017 lúc 20:06

Câu 4:

3 Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp,....

Bích Ngọc Huỳnh
17 tháng 12 2017 lúc 11:27

Câu 1 : * Đặc điểm chung
- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực và bụng.
- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực cò ba đôi chân và hai đôi cánh.
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển, biến thái khác nhau.

* Vai trò thực tiễn
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...
- Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...
- Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...
- Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...
- Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,...
- Hại ngũ cốc: châu chấu,...
- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,...

Bích Ngọc Huỳnh
17 tháng 12 2017 lúc 11:29

Câu 2: - Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

- Giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp , tăng độ phì nhiêu cho đất , tiết chất nhầy làm mềm đất , phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.


Các câu hỏi tương tự
Lê Thanh Tùng
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
Dang Minh Chau
Xem chi tiết
LÊ BẢO NGỌC
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Mạnh
Xem chi tiết
Dương Cuồng Khánh My
Xem chi tiết
Bánh Mì
Xem chi tiết
Hồng Anh Phạm
Xem chi tiết