Chương I- Cơ học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Hoàng Hải Yến

Câu 1: Một em học sinh có khối lượng là 40 kg. Tính áp suất của em đó khi đứng hai chân trên nền nhà. Biết diện tích của một bàn chân ép lên nền nhà là 100cm2 .

Câu 2: Để đóng 1 cái cọc lún sâu xuống đất người ta dùng 1 áp lực là 50N. Để áp suất mũi cọc tác dụng lên mặt đất là 105N/m2 thì diện tích mặt tiếp xúc giữa đầu mũi cọc với mặt đất phải bằng bao nhiêu cm2?

Câu 3: Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 90m.

a) Tính áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3 .

b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu?

Câu 8: Điền số thích hợp:

a) .........mmHg = 100640N/m2

b) 98600N/m2 = .........mmHg

c) 84 mmHg = .........N/m2

d) .........N/m2 = .........mmHg

Câu 9: Nói áp suất khí quyển tại 1 nơi nào đó là 760 mmHg nghĩa là thế nào? Nếu tính theo đơn vị N/m2 thì áp suất khí quyển ở nơi đó là bao nhiêu?

nguyen thi vang
6 tháng 11 2017 lúc 21:15

Câu1:

Ta có :

\(m=40kg\)

\(\Rightarrow F=m.10=40.10=400\left(N\right)\)

Đổi : \(100cm^2=0,01\left(m^2\right)\)

Diện tích của 2 bạn chân ép lên nền nhà là :

\(S=S_1.2=0,01.2=0,02\left(m^2\right)\)

Áp suất của em đó khi đứng hai chân trên nên nhà là :

\(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{400}{0,02}=20000\left(Pa\right)\)

Vậy áp suất của em đó khi đứng hai chân trên nền nhà là 20000Pa

nguyen thi vang
6 tháng 11 2017 lúc 21:27

Câu2 :

Theo bài ra :

\(F=50N\)

\(p=10^5\)N/m2

\(S=...?\)

Diện tích tiếp xúc giữa đầu mũi cọc với mặt đất là :

\(p=\dfrac{F}{S}\Leftrightarrow S=F:p=50:10^5=0,0005\left(m^2\right)\)

Đổi \(0,0005m^2=5\left(cm^2\right)\)

Vậy diện tích mặt tiếp xúc giữa đầu mũi cọc với mặt đất là 5cm2

nguyen thi vang
6 tháng 11 2017 lúc 21:34

Câu3:

a) Bài ra :

\(h=90m\)

\(d_n=10300N\backslash m^3\)

Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là :

\(p=d.h=10300.90=927000\)N/m2

Vậy áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là 927000N/m2

nguyen thi vang
6 tháng 11 2017 lúc 21:40

Câu3:

b) Chiều cao tàu lặn là :

\(h_2=h_1+30=90+30=120\left(m\right)\)

Áp suất tác dụng lên thân tàu là

\(p_2=d.h_2=10300.120=1236000\left(Pa\right)\)

Độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu :

\(p_2-p_1=1236000-927000=309000\left(Pa\right)\)

Vậy .....................

Team lớp A
6 tháng 11 2017 lúc 21:50

Câu 9: Nói áp suất khí quyển tại 1 nơi nào đó là 760 mmHg nghĩa là thế nào? Nếu tính theo đơn vị N/m2 thì áp suất khí quyển ở nơi đó là bao nhiêu?

Trả lời :

- Nói áp suất khí quyển bằng 76mmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76mm

Team lớp A
6 tháng 11 2017 lúc 21:54

Câu 2: Để đóng 1 cái cọc lún sâu xuống đất người ta dùng 1 áp lực là 50N. Để áp suất mũi cọc tác dụng lên mặt đất là 105N/m2 thì diện tích mặt tiếp xúc giữa đầu mũi cọc với mặt đất phải bằng bao nhiêu cm2?

GIẢI :

Diện tích mặt tiếp xúc giữa đầu mũi cọc với mặt đất là :

\(S=\dfrac{F}{p}=\dfrac{10^5}{5}=0,0005\left(m^2\right)=5cm^2\)

Vậy diện tích tiếp xúc là 5cm2


Các câu hỏi tương tự
Anh Đào Hùng
Xem chi tiết
Red Cat
Xem chi tiết
Phạm Mã Chấn Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Xạ Điêu
Xem chi tiết
Huyền Anh
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Nhi
Xem chi tiết
Hồ Thị	Phượng
Xem chi tiết
Dương Quang Bắc
Xem chi tiết