Câu 1: Một đoàn tàu chạy trên đường ray, trên tàu có nhiều hàng háo, dọc đường đi nhiều cột điện. Hãy cho biết giữa các vật: đoàn tàu, hàng háo, đường ray, cột điện, vật nào chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?
Câu 2: Giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi nhổ cỏ dại, không nên nhổ đột ngột
b) Con chó đang đuổi theo một con thỏ. Khi chó sắp bắt được thỏ, con thỏ bất ngờ rẽ ngoặt sang hướng khác. Tại sao Thỏ lại rẽ như vậy thì chó khó bắt hơn?
c)Khi vẩy một chiếc cặp nhiệt độ. Cột thủy ngân trong ống tụt xuống. Giải thích?
d) Khi ta hút hết sữa trong hộp sữa làm bằng giấp. Lúc đầu ta thấy hộp sữa bị móp lại, Tại sao?
e) Tại sao không nên đi những đôi giầy gót nhọn trên sàn nhà?
f)Bánh xe tải bị lún vào bùn lầy, bánh xe quay tít mà vẫn không lên được
g)Kéo khúc gỗ trên đường ướt thấy dễ dàng hơn khi khi kéo trên đường khô ráo
h)Thủ môn khi đeo gang tay vào thì dễ bắt bóng hơn khi không đeo
Câu 3: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi được 15km trong 3 giờ, người thứ 2 đi được 4km trong nửa giờ.
a) Tính vận tốc của mỗi người. Người nào đi nhanh hơn? Vì sao?
b) Nếu hai người cùng xuất phát tại một điểm A, chuyển động cùng chiều với vận tốc trên thì sau 2 giờ hai người cách nhau bao nhiêu?
c)Nếu hai người cùng xuất phát tại hai điểm A và B cách nhau 11km, chuyển động ngược chiều với vận tốc trên thì sau bao lâu hai người gặp nhau? Xác định vị trí hai người gặp nhau?
d) Nếu hai người cùng xuất phát tại hai điểm A và N cách nhau 11km, chuyển động cùng chiều với vận tốc trên thì sau 3 giờ hai người cách nhau bao nhiêu?
Câu 4: Lúc 7h một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h một người đi xe đạp từ A đuổi theo với vận tốc 12km/h
a) Tính thời điểm và vị trí gặp nhau
b)Lúc mấy giờ họ cách nhau 2 km
Câu 5: Khi đóng cọc người ta dùng một áp lực tác dụng vào đầu cọc là 84N
a) Tính áp suất của búa tác dụng lên đầu cọc và áp suật của mũi cọc tác dụng lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc giữa búa và đầu cọc là 28cm vuông, giữa mũi cọc với mặt đất là 10 cm vuông (bỏ qua trọng lượng của cọc)
b)So sánh giá trị hai áp suất này
Câu 6: Độ cao của cột rượu trong ống nghiệm là 18cm. Tính
a)Áp suất của cột rượu gây ra tại một điểm A cách mặt thoàng là 6cm
b)Áp suất của cột rượu gây ra tại một điểm B cách đáy 3cm. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m khối
Câu 7: Cho bình thông nhau chứa 2 lít nước. Biết tiết diện của nhánh A là 20 cm vuông của nhánh B là 5 cm vuông. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m khối
a) Tính độ cao của cột nước trong bình
b) Tính áp suất của bình
Câu 8: Treo một vật có trọng lượng 20N vào một lực kế. Số chỉ của lực kế khi
a) Vật nằm ngoài không khí
b) Vật được nhúng ngập vào nước. Biết trọng lượng riêng của vật là 1600kg/m khối, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m khối
c) Vật được nhúng ngập trong dầu. Biết dầu có khối lượng riêng 800kg/m khối
Câu 9:Một vật hình lập phương mỗi cạnh là 30cm được thả vào một chậu nước thấy 3/4 vật chìm trong nước, phần còn lại nổi lên mặt nước. Tính:
a) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật
b) Khối lượng riêng của chất làm vật
MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ! EM CẢM ƠN!
Câu 6: Giải:
Trọng lượng riêng của rượu là:
\(d=10.D=10.800=8000\left(N/m^3\right)\)
a) Đổi: \(h=6cm=0,06m\)
Áp suất của cột rượu gây ra tại điểm đó là:
\(p_1=d.h=8000.0,06=480\left(Pa\right)\)
b) Độ sâu của điểm đó là:
\(h_b=h_{cột}-h'=18-3=15\left(cm\right)=0,15\left(m\right)\)
Áp suất của cột rượu gây ra tại điểm cách đáy 3cm là:
\(p_b=d.h_b=8000.0,15=1200\left(Pa\right)\)
Vậy:...
Bài 4:
a) Gọi t/g đi của người đi bộ từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau là t1; của người đi xe đạp là t2
=> Quãng đường người đi bộ đi là: 4t1 (km)
Quãng đường người đi xe máy đi là: 12t2 (km)
=> 4t1 = 12t2 (1)
Vì người đi xe đạp xuất phát sau người đi bộ 2 giờ
=> t1 - t2 = 2 => t1 = t2 + 2 thay vào (1)
=> 4(t2 + 2) = 12t2
=> t2 = 1 giờ
=> Thời điểm gặp nhau là: 9 + 1 = 10 giờ
=> Nơi gặp nhau cách điểm A là: v2.t2 = 1.12 = 12 km
b) TH1: Khi người đi xe đạp chưa đuổi được người đi bộ
=> Quãng đường từ lúc xuất phát đến chỗ người đi bộ là: 12 + 2 = 14 km
=> Thời gian đi từ lúc xuất phát đến lúc cách nhau 2 km là:
t = \(\dfrac{S}{v_1}\) = \(\dfrac{14}{4}=3,5\left(h\right)\)= 3 giờ 30 phút
=> Thời điểm gặp nhau lúc cách nhau 2 km là:
7 giờ + 3 giờ 30 phút = 10 giờ 30 phút
TH1: Khi người đi xe đạp vượt người đi bộ
=> Quãng đường từ lúc xuất phát đến chỗ người đi xe đạp là: 12 + 2 = 14 km
=> Thời gian đi từ lúc xuất phát đến lúc cách nhau 2 km là:
t = \(\dfrac{S}{v_2}\) = \(\dfrac{14}{12}=\dfrac{7}{6}\left(h\right)\)= 1 giờ 10 phút
=> Thời điểm gặp nhau lúc cách nhau 2 km là:
9 giờ + 1 giờ 10 phút = 10 giờ 10 phút
Câu 1:
Hàng háo đứng yên so với đoàn tàu, chuyển động so với đường ray, cột điện.
Đoàn tàu đứng yên so với hàng háo, chuyển động so với đường ray, cột điện.
Đường ray đứng yên so với cột điện, chuyển động so với đoàn tàu, hàng háo.
Cột điện đứng yên so với đường ray, chuyển động so với đoàn tàu, hàng háo.
Câu 2: a) Khi nhổ cỏ, không nên nhổ đột ngột vì khi nhổ đột ngột thì phần trên của ngọn cỏ sẽ chuyển động còn phần rễ vẫn theo quán tính cũ đứng yên, chưa kịp chuyển động nên, khi nhổ đột ngột, phần rễ dễ bị đứt ra và còn nằm dưới mặt đất, việc làm cỏ sẽ khó khăn hơn, nên khi nhổ cỏ, không nên nhổ đột ngột.
b) Con chó đang đuổi theo một con thỏ. Khi chó sắp bắt được thỏ, con thỏ bất ngờ rẽ ngoặt sang hướng khác. Khi thỏ rẽ hướng khác thì con chó vẫn theo quán tính, chuyển động theo hướng cũ một đoạn, lúc đó thì con thỏ đã chạy được một quãng theo hướng mới, nên con chó khó bắt được con thỏ hơn.
c)Khi vẩy một chiếc cặp nhiệt độ. Cột thủy ngân trong ống tụt xuống vì khi vẩy thì thủy ngân sẽ chuyển động theo cặp nhiệt độ, khi cặp nhiệt độ dừng lại, thì thủy ngân vẫn theo quán tính cũ tiếp tục chuyển động và tụt xuống.
d) Khi ta hút hết sữa trong hộp sữa làm bằng giấp. Lúc đầu ta thấy hộp sữa bị móp lại vì khi hút thì phần không khí và phần sữa sẽ theo ống hút đi ra, nên áp suất khí quyển trong hộp sẽ nhỏ hơn ở bên ngoài nên hộp bị móp lại, sau đó thì không khí bên ngoài sẽ tràn vào, cân bằng áp suất nên hộp trở lại dạng ban đầu.
e) Không nên đi những đôi giầy gót nhọn trên sàn nhà vì diện tích tiếp xúc của giầy gót nhọn với sàn nhà nhỏ, lực ma sát xuất hiện cũng nhỏ, nên ta sẽ dễ bị trượt, ngã. Do đó, không nên đi những đôi giầy gót nhọn trên sàn nhà.
f)Bánh xe tải bị lún vào bùn lầy, bánh xe quay tít mà vẫn không lên được vì ở chỗ bùn lầy thì lực ma sát giữa bánh xe và bùn lầy rất nhỏ, nên bánh xe quay tít mà không thể lên được.
g)Kéo khúc gỗ trên đường ướt thấy dễ dàng hơn khi khi kéo trên đường khô ráo vì khi đường ướt thì lực ma sát sẽ nhỏ hơn so với đường khô ráo nên kéo khúc gỗ sẽ dễ dàng hơn.
h)Thủ môn khi đeo gang tay vào thì dễ bắt bóng hơn khi không đeo, vì khi đeo găng tay thì lực ma sát tạo ra giữa tay và bóng sẽ lớn hơn nên dễ bắt được bóng hơn.
Câu 5:
Giải:
Đổi: \(S_1=28cm^2=0,0028m^2\)
\(S_2=10cm^2=0,001m^2\)
a) Áp suất do búa tác dụng vào đầu cọc là:
\(p_1=\dfrac{F}{S_1}=\dfrac{84}{0,0028}=30000\left(Pa\right)\)
Áp suất do mũ cọc tác dụng lên đất là:
\(p_2=\dfrac{F}{S_2}=\dfrac{84}{0,001}=84000\left(Pa\right)\)
b) Ta thấy: \(p_1< p_2\)
Nên áp suất do búa tác dụng lên cọc nhỏ hơn áp suất do mũi cọc tác dụng lên đất, dù cùng một lực tác dụng, do đó ta dễ dàng thấy khi sử dụng cọc có diện tích tiếp xúc với đất càng nhỏ thì càng dễ đóng sâu vào đất.
Câu 3:
Giải:
a) Vận tốc của người thứ nhất là:
\(v_1=\dfrac{s_1}{t_1}=\dfrac{15}{3}=5\left(km/h\right)\)
Vận tốc của người thứ hai là:
\(v_2=\dfrac{s_2}{t_2}=\dfrac{4}{0,5}=8\left(km/h\right)\)
Ta thấy: \(v_1< v_2\left(5< 8\right)\)
Do đó người thứ hai đi nhanh hơn.
b) Khi xuất phát ở cùng điểm A, chuyển động cùng chiều thì khoảng cách giữa hai người sau 2 giờ là:
\(s_{kc}=s_{2b}-s_{1b}=v_2.t_b-v_1.t_b=8.2-5.2=6\left(km\right)\)
c) Vận tốc chuyển động của hai người khi đi ngược chiều nhau là:
\(v_c=v_1+v_2=5+8=13\left(km/h\right)\)
Thời gian để hai người gặp nhau là:
\(t_c=\dfrac{s_c}{v_c}=\dfrac{11}{13}\approx0,85\left(h\right)\)
Khoảng cách từ vị trí gặp nhau đến địa điểm người thứ nhất xuất phát (A) là:
\(s_c'=t_c.v_1=0,85.5=4,25\left(km\right)\)
c) Khi hai người chuyển động cùng chiều nhau thì vận tốc chuyển động của hai người là:
\(v_d=v_2-v_1=8-5=3\left(km/h\right)\)
Khoảng cách giữa hai người sau 3 giờ là:
\(s_d=s_d'+s_{d0}=11+v_d.t_d=11+3.3=20\left(km\right)\)
Vậy:....