Câu 1. Một chất khí làm mất màu quỳ tím ẩm, tác dụng được với dung dịch bazơ, không làm tàn đóm đỏ bùng cháy. Khí đó là
A. Cl2. B. CO. C. CO2. D. H2.
Câu 2. Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là
A. K, Al, Mg, Na. C. Mg, Na, K, Al.
B. Al, Mg, Na, K. D. Na, Al, K, Mg.
Câu 3. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là
A. Si, Cl, S, P. C. Si, S, P, Cl.
B. Si, Cl, P, S. D. Cl, S, P, Si.
Câu 4. Cho các chất: Fe, O2, H2, CuO, H2O, KOH, S. Cl2 có khả năng phản ứng với:
A. Fe ; O2 ; H2. B. O2 ; H2 ; CuO ; H2O.
C. H2 ; Fe ; H2O ; KOH. D. H2O ; KOH ; S ; O2.
Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn 8,4g muối Natri hiđrocacbonat thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 1,12 lít. B. 11,2 lít C. 2,24 lít. D. 22,4 lít.
Câu 6. Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaCl
C. Nước D. Dung dịch NaOH.
Câu 7. Khí CO2 dùng làm chất chữa cháy vì:
A. Khí CO2 không duy trì sự cháy. B. Khí CO2 là oxit axit.
C. Khí CO2 nặng hơn không khí. D. Cả A và C.
Câu 8. Thành phần nước Gia–ven gồm:
A. NaCl, H2O, NaOH. B. NaClO, H2O, Cl2.
C. NaCl, NaClO, H2O. D. NaOH, NaClO, NaCl.
Câu 9: Hoàn thành phương trình
? + NaOH NaCl + ? + H2O
Câu 10: Có 3 chất bột màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt bị mất nhãn là KCl, K2CO3 và BaCO3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất trên
Câu 11: Cho 0,448 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO, CO2 đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 1g kết tủa trắng. Tính % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp
Câu 1. Một chất khí làm mất màu quỳ tím ẩm, tác dụng được với dung dịch bazơ, không làm tàn đóm đỏ bùng cháy. Khí đó là
A. Cl2. B. CO. C. CO2. D. H2.
Câu 2. Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là
A. K, Al, Mg, Na. C. Mg, Na, K, Al.
B. Al, Mg, Na, K. D. Na, Al, K, Mg.
Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn 8,4g muối Natri hiđrocacbonat thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 1,12 lít. B. 11,2 lít C. 2,24 lít. D. 22,4 lít.
nNaHCO3= 8,4/84= 0,1(mol)
PTHH: 2 NaHCO3 -to-> Na2CO3 + CO2 + H2O
0,1___________________________0,05(mol)
=>V(CO2,đktc)= 0,05.22,4= 1,12(l)
Câu 7. Khí CO2 dùng làm chất chữa cháy vì:
A. Khí CO2 không duy trì sự cháy. B. Khí CO2 là oxit axit.
C. Khí CO2 nặng hơn không khí. D. Cả A và C.
Câu 8. Thành phần nước Gia–ven gồm:
A. NaCl, H2O, NaOH. B. NaClO, H2O, Cl2.
C. NaCl, NaClO, H2O. D. NaOH, NaClO, NaCl.
Câu 9: Hoàn thành phương trình
? + NaOH NaCl + ? + H2O
--
PTHH: HCl + NaOH -> NaCl + H2O
Câu 10: Có 3 chất bột màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt bị mất nhãn là KCl, K2CO3 và BaCO3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất trên
---
- Cho 3 chất vào nước. Ta thấy:
+ Nếu như tan hết , tạo thành dd -> Đó là K2CO3, KCl (1)
+ Không tan => Đó là BaCO3 (2)
- Cho dung dịch HCl đi qua nhóm (1) , ta quan sát thấy:
+ Có sủi bọt khí , khí đó là CO2 -> Chất ban đầu K2CO3
+ Không hiện tượng -> Chất ban đầu là KCl
PTHH: K2CO3 + 2 HCl -> 2 KCl + H2O + CO2
Câu 11: Cho 0,448 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO, CO2 đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 1g kết tủa trắng. Tính % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp