Câu 1. Máy cơ đơn giản
a. Kể tên các loại ròng rọc ?
b. Nêu tác dụng của từng loại ròng rọc ?
Câu 2. Sự nở vì nhiệt của các chất
a. So sánh sự giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí ?
b. Nêu một số ứng dụng sự nở vì nhiệt ?
c. Nêu cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của băng kép ?
Câu 3. Nhiệt kế
a. Nhiệt kế dùng để làm gì ?
b. Nhiệt kế hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
c. Kể tên và nêu công dụng của các loại nhiệt kế đã học.
II. Bài tập: Học sinh tham khảo bài tập sách bài tập Vật lí 6.
1. Trắc nghiệm
2. Tự luận
a. Giải thích:
VD: 18.9, 18.10, 19.5, 21.1, 21.2 …
C5 (SGK/61). Vì sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm ?
b. Giải bài tập: 18.11, ...
Bài 1: Để đưa một vật có khối lượng 200kg lên cao bằng ròng rọc cố định người ta có thể dùng 1 lực kéo nhỏ hơn 2000N được không? Tại sao?
Bài 2: Một bình đun nước có thể tích 30 lít ở 200C. Khi tăng thêm 800C thì 1 dm3 nước nở thêm 30 ml. Hãy tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ tăng đến 1000C.
Câu 1. Máy cơ đơn giản
a. Kể tên các loại ròng rọc ?
Có 2 loại ròng rọc:
+ Ròng rọc cố định.
+ Ròng rọc động.
b. Nêu tác dụng của từng loại ròng rọc ?
- Tác dụng:
+ Ròng rọc cố định: giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
+ Ròng rọc động: giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Câu 2. Sự nở vì nhiệt của các chất
a. So sánh sự giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí ?
-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
*So sánh:
-Giống nhau: ba chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
-Khác nhau:
+Chất khí nở vì nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
+Các chất rắn và lỏng khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau; còn các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt giống nhau
b. Nêu một số ứng dụng sự nở vì nhiệt ?
- Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray….
c. Nêu cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của băng kép ?
+ Cấu tạo: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép
+ Đặc điểm: Băng kép dều bị cong khi bị làm lạnh hay bị đốt nóng Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kimloại giãn nở vì nhiệt ít hơn Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn
+ Ứng dụng: Dùng làm rơle nhiệt để đóng ngắt các mạch điện khi nhiệt độ thay đổi
Câu 3. Nhiệt kế
a. Nhiệt kế dùng để làm gì ?
-Nhiệt kế là dung cụ dùng để đo nhiệt độb. Nhiệt kế hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của các chất.
c. Kể tên và nêu công dụng của các loại nhiệt kế đã học.
+ Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ không khí.
+ Nhiệt kê y tế: đo nhiệt độ của người hay gia súc (khi bị sốt).
+ Nhiệt kế thuỷ ngân: để đo nhiệt độ sôi của nước hoặc những vật có nhiệt độ cao hơn 100oC (GHĐ của nhiệt kế thuỷ ngân là: 130oC).
II. Bài tập: Học sinh tham khảo bài tập sách bài tập Vật lí 6.
1. Trắc nghiệm
2. Tự luận
C5 (SGK/61). Vì sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm ?
Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở rakhi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.
Bài 2: Một bình đun nước có thể tích 30 lít ở 200C. Khi tăng thêm 800C thì 1 dm3 nước nở thêm 30 ml. Hãy tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ tăng đến 1000C.
Thể tích nước tăng lên là:
V = 30.30= 900 (ml) = 0,9 (lít)
Thể tích nước lúc này là:
V' = V + 30 = 0,9 + 30 = 30,9 (lít)