Mở đầu

Nguyễn Minh Tuyết

Câu 1. Lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư ở môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau ?
Câu 2. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho chim hoạt động về ban ngày ?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao lưỡng cư sống ở nơi ẩm ướt và hoạt động về đêm ?
Câu 4. Vai trò của cá đối với con người ? Hiện nay do đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường nên số lượng cá giảm sút nhiều , em làm gì bảo vệ lớp cá ?
Câu 5. Em phải làm gì bảo vệ lớp lưỡng cư ?
Câu 6. Nêu cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn ?

Câu 1 :

Sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước ở các loài khác nhau là khác nhau:

+ Cá cóc Tam Đảo thích nghi với sống trong nước.

+ Ễnh ương lớn thích nghi với sống ở nước nhiều hơn ở cạn.

+ Ếch cây thích nghi với sống vừa ở nước vừa ở cạn, có thể leo trèo trên cây.

+ Cóc nhà thích nghi với sống chủ yếu trên cạn.

+ Ếch giun thích nghi với sống trong hang đất.

Câu 2 :

Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày → tiêu diệt các sâu bọ hoạt động ban ngày.

Đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ hoạt động về đêm.

→ Hoạt động kiếm mồi của lưỡng cư giúp tiêu diệt các sâu bọ mà chim hoạt động ban ngày không tiêu diệt được→ vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày .

Câu 3 :

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
4 tháng 3 2020 lúc 11:44

Câu 3:

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì:

- Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô, không thực hiện được trao đổi khí qua da ếch sẽ chết.

- Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng.

Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.

Câu 4:

Vai trò của cá trong đời sống con người:

Các mặt lợi ích của cá

Ví dụ về giá trị của từng mặt lợi ích

Nguồn thực phẩm

Thịt, trứng cá, vây cá nhám, nước mắm…

Dược liệu

Dầu gan cá thu, cá nhám

Nông nghiệp

Xương cá, bã mắm làm phân…

Công nghiệp

Giấy ráp (da cá nhám)

Đấu tranh tiêu diệt động vật có hại

Ăn bọ gậy, sâu hại lúa…


Câu 5:

* Biện pháp để bảo vệ lớp lưỡng cư :

- Không săn và nuôi các loại lưỡng cư quý hiếm (cóc tam đảo ếch giun...)

- Cần bảo vệ thiện nhiên, tài nguyên, nơi ở của các loài lưỡng cư , phát triển chăn nuôi, và thành lập các khu bảo tồn

- Xử lí nặng những người săn bắt.

- Tuyên truyền mọt người có ý thức bảo vệ các loài lưỡng cư.

Câu 6:

Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn so với ếch đồng như:

+ Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

+ Có cổ dài: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

+ Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

+ Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

+ Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trương Đức Tuấn
Xem chi tiết
Lê Thị Xuân Niên
Xem chi tiết
Công Nguyễn
Xem chi tiết
Trương Đức Tuấn
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
kyqy
Xem chi tiết
tth
Xem chi tiết
đang loát dữ liệu
Xem chi tiết
hah
Xem chi tiết