Bài 21. Nhiệt năng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vĩnh Lý

Câu 1: lấy 1 cốc nước đã đầy và 1 thìa muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích vì sao?

Câu 2: 1 viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã học?

Câu 3: Thả 1 quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được đun nóng tới 100°C vào 1 cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 27°C. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200 J/kg.K. Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra và khối lượng nước trong cốc là bao nhiêu?

Na Cà Rốt
29 tháng 4 2017 lúc 22:02

Hỏi đáp Vật lý

Trần Kiều Anh
30 tháng 4 2017 lúc 16:06

Câu 1 : Khi hòa tan muối vào nước , các phân tử muối có thể xen kẽ vào giữa các phân tử nước làm cho thể tích hỗn hợp nước muối tăng lên không đáng kể nên nước không bị tràn ra .

Câu 2 : Viên đạn đang bay trên cao sẽ có động năng (vì viên đạn có vận tốc so với mặt đất) , thế năng (vì viên đạn có độ cao so với mặt đất) , nhiệt năng (vì các phân tử cấu tạo nên viên đạn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng) .

Ngọc Mai
1 tháng 5 2017 lúc 12:02

Câu 1:

Giữa các phân tử nước luôn có khoảng cách nên khi cho muối dần dần vào nước thì các phân tử muối sẽ xen vào chỗ khoảng cách giữa các phân tử nước nên thể tích nước tăng lên không đáng kể do đó nước sẽ không bị tràn ra ngoài.

Câu 2:

- Viên đạn có nhiệt năng do các phân tử cấu tạo nên nó luôn chuyển động không ngừng

- Viên đạn có thế năng do viên đạn có khoảng cách so với mặt đất và có khối lượng

- Viên đạn có động năng do nó có vận tốc và có khối lượng

Ngọc Mai
1 tháng 5 2017 lúc 12:11

Câu 3:

Vật tỏa nhiệt là quả cầu nhôm, giảm nhiệt độ từ t1=100oC xuống t=27oC

Vật thu nhiệt là lượng nước trong cốc, tăng nhiệt độ từ t2=200C lên t=27oC

Gọi m1; m2 lần lượt là khối lưng của quả cầu nhôm và lượng nước trong cốc

Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra là:

Qtỏa = m1c1(t1-t) = 0,2.880.(100-27) = 12848 (J)

Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa = Qthu

=> m1c1(t1-t) = m2c2(t-t2)

=> 12848 = m2.4200.(27-20)

=> 12848 = m2.29400

=> m2 \(\approx\) 0,43701 (kg)

Vậy...

Chúc bạn học tốt!


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thảo Chi
Xem chi tiết
khang
Xem chi tiết
....
Xem chi tiết
Phạm Yaiba PentaX
Xem chi tiết
Nguyen Phuoc Thien Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoa
Xem chi tiết
chowed
Xem chi tiết
Công
Xem chi tiết
Panda
Xem chi tiết