Câu 1 : Lập dàn bài cho đề : "Kể về 1 tấm gương tốt trong học tập mà em biết''
Câu 2 : So sánh truyện cười với truyện ngụ ngôn
Câu 3 : Liệt kê các truyện đã học
Câu 4 : Truyện ''Ếch ngồi đáy giếng'' nhằm khuyên nhủ diều gì ? tìm nhũng câu thành ngữ có nội dung gần gũi với truyện
Câu 5 : Hãy tóm tắt truyện ''Thánh Gióng"
Câu 6 : Kể lại 1 kỉ niệm sâu sắc với thầy (cô) giáo cũ
Câu 5 :
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Câu 2 :
- Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
+ Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười.
+ Khác nhau:
. Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười.
. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
Ví dụ: Truyện cười Treo biển và truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (mà các em đà từng được nghe) có nội dung na ná giống nhau: một bên là anh chàng đẽo cày giữa đường, nghe nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng hỏng việc, “vốn liếng đi đời nhà ma”; một bên là chủ hàng bán cá treo biến giữa phố, nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng phải hạ cái biển xuống. Thế nhưng, trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa dường có một câu ở cuối truyện rút ra bài học luân lí; còn truyện cười Treo biển thì khi cái biển được chủ nhà hàng cất đi, tiếng cười bật lên, truyện kết thúc ngay.
Câu 3 :
Các truyện đã học là :
-Bài học đường đời đầu tiên
- Sông nước Cà Mau
- Bức tranh của em gái tôi
- Vượt thác
- Buổi học cuối cùng
-Cô Tô
- Cây tre Việt Nam
- Lòng yêu nước
- Đêm nay Bác không ngủ
- Lượm
truyện cười | truyện ngụ ngôn |
Truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tao ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. | Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để ns bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống. |
Câu 4:Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" nhằm khuyên nhủ mọi người ko nên có thái độ chủ quan,coi thường thực tế, coi trời bằng vung, coi thường thực tế giống như con ếch trong truyện.Những câu thành ngữ khác là: Thùng rỗng kêu to; Khôn nhà dại chợ; Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.
Các văn bản đã học:
1.Thánh Gióng
2.Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
3.Thạch Sanh
4.Em bé thông minh
5.Ếch ngồi đáy giếng
6.Treo Biển
7.Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
8.Bài học đường đời đầu tiên
9.Sông nước Cà Mau
10.Bức tranh của em gái tôi
11.Vượt Thác
12.Buổi học cuối cùng
13.Đêm nay Bác ko ngủ
14.Lượm
15.Cô Tô
16.Cây tre Việt Nam
17.Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
C4: Truyện Êch ngồi đáy giếng nhằm khuyên nhủ chúng ta:
-Ko đc kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan cho mk là lớn lao hơn cả.
-Phải khiêm tốn tự biết mk, biết sự cạn hẹp và yếu kém của mk để luôn học hỏi, mở rộng thêm tầm mắt và trí tuệ.
C5:
Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có đoi vợ chồng về già mới sinh đc 1 cậu con trai. Nhưng lên 3 đứa bé vẫn ko biết ns, biết cười cũng chẳng biết đi, Đc tin giặc Ân đến xâm lược, chú bé bỗng cất tiếng ns xin đi đánh giặc. Những ngày sau đó chú lớn nhanh như thổi. Khi áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt đã chuẩn bị xong, chú vươn vai thành tráng sĩ ra trận đánh giặc. Giặc tan. Gióng bay về trời.Vua nhớ công ơn phong làm Phù Đổng Thiên Vương.
Câu 1 : Lập dàn bài cho đề : "Kể về 1 tấm gương tốt trong học tập mà em biết''
Mở bài:
– Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
– Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
Thân bài:
– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Thành tích học tập.
+ Lối sống.
+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?
Kết bài:
– Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
– Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
Câu 2 : So sánh truyện cười với truyện ngụ ngôn
1/- Điểm giống nhau :
* Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm "truyện dân gian".
* Cả hai đều có cấu tạo ngắn gọcn, mang nghĩa hàm ẩn
2/ Điểm khác nhau :
* Truyện cười :
- Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ.
- Có mục đích : cười cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ, ...của con người trong xã hội cũ
* Truyện ngụ ngôn :
- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người
- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ,...
Câu 4 : Truyện ''Ếch ngồi đáy giếng'' nhằm khuyên nhủ diều gì ? tìm nhũng câu thành ngữ có nội dung gần gũi với truyện
Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" nhằm khuyên nhủ mọi người ko nên có thái độ chủ quan,coi thường thực tế, coi trời bằng vung, coi thường thực tế giống như con ếch trong truyện.Những câu thành ngữ khác là: Thùng rỗng kêu to; Khôn nhà dại chợ; Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.
Câu 5 : Hãy tóm tắt truyện ''Thánh Gióng"
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Câu 6 : Kể lại 1 kỉ niệm sâu sắc với thầy (cô) giáo cũ
Em có một kỉ niệm sâu sắc với thầy Thanh, chủ nhiệm của em hồi lớp 5. Em không bao giờ quên được kỉ niệm ấy, nó nhắc em tình thầy nghĩa bạn, những tình cảm tốt đẹp nhất của tuổi thơ.
Hồi ấy em là một học sinh nghịch ngợm, ít vâng lời thầy. Chẳng hạn giờ ra chơi, em đem vở bạn này bỏ vào cặp bạn kia. Trong một lần đi xem văn nghệ ở trường, em giấu dép của một cô giáo. Nhà trường cấm đốt pháo trong trường (dạo đấy nhà nước chưa cấm pháo) thì trong cặp em vào mấy tháng Tết lúc nào cũng có đủ các loại pháo. Thỉnh thoảng em ném vào các chỗ bất ngờ, làm mọi người giật mình. Vì những việc ấy mà thầy chủ nhiệm lớp em, thầy Thanh thường gặp em, nhắc em và thậm chí phê bình, nêu tên, gặp cả bổ mẹ em để lưu ý. Em cảm thấy thầy có thành kiến với em, luôn để mắt tới em, khiến em không thoải mái.
Nhưng một lần lớp em được phân công đi trồng cây ở bãi ven sông xa thành phố, nơi có dòng sông sâu chảy xiết. Thầy chủ nhiệm nhắc nhở các lớp: chỉ được xuống bến rửa chân tay, chứ không được bơi lội, giữa dòng nguy hiểm.
Hôm ấy, trồng cây buổi sáng xong, em xuống bến rửa chân tay. Nhìn dòng nước trôi em cảm thấy thích thú. Trời lại nóng, em nghĩ tắm ven bờ chắc không sao, phải thử một cái mới được. Trưa ấy, khi mọi người nằm, ngồi dưới gốc cây nghỉ ngơi, em lặng lẽ rủ một bạn nữa ra bờ sông. Bạn ấy không dám. Em bảo: "Sợ à? Nhìn tớ đây!". Rồi bị kích thích bởi sự hăng hái của chính mình, em bắt đầu cởi áo xuống nước. Lúc đầu em chỉ bơi ven bờ, nước ở đây chạy không xiết, không sao. Nhưng dòng sông dốc. Em bất ngờ trượt chân và bị cuốn ra xa, càng vùng vẫy, càng xa bờ. Bạn em vỗi kêu to: "Có người chết đuối! Có người chết đuối!". Còn em mới bơi được một lúc đã thấy đuối sức, vừa hoảng sở, vừa chới với, cảm thấy mình chìm dần... Sau đó các bạn em kể lại. Khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội chạy tới. Xung quanh vắng ngắt không có đò giang gì, chỉ thấy em đang chới với giữa dòng nước. Thầy vội vàng lao ra, bơi về phía em. Thầy khéo léo túm tóc em rồi kéo em vào bờ. Nước trôi nhanh quá. Phải cách bến mấy trăm mét mới đưa được em vào bờ. Thầy nhanh chóng dóc ngược em cho nước thoát ra rồi làm hô hấp nhân tạo cho em thở đều. Mọi người lúc ấy xúm đến và đưa em lên bờ.
Mọi người nói may thầy Thanh là một người thích thể thao, biết bơi lội, nếu không thì việc làm vô kỉ luật ấy của em đã gây ra hậu quả to lớn.
Sau lần ấy nahf trường đã phê bình và nhắc nhở em. Nhưng em thấy việc nhắc tên lại quá nhẹ nhàng. Lỗi của em đáng phải xử nặng hơn. Nhất là sau đợt ấy, thầy Thanh lại phải ốm một thời gian.
Đã mấy năm trôi qua, nhưng em không khi nào quên được tấm gương quên mình cứu trò của thầy chủ nhiệm. Em hiểu ra sự nghịch ngợm của em đã gây thâm khó khăn cho thầy cô. Em thấy hối hận và thấy kính trọng thầy cô, tôn trọng các quy định của nhà trường.
Tham khảo bài làm thứ hai của bạn Lưu Thi Linh Giang lớp 6A trường THCS Ngô Thì Nhậm:
Suốt bao năm tháng học đường, bên cạnh tôi bao giờ cũng có một hình bóng dõi theo. Chính người là nghị lực cho tôi, là nơi tôi trau dồi những kiến thức. Học giỏi suốt 3 năm liền là một niềm vui sướng nhưng bên cạnh đó vẫn là sự kính trọng, biết ơn vô vàn đối với cô. Chính vì vậy mà mấy năm xa cách tôi vẫn không quên được kỉ niệm ấy với người. Người mẹ thứ 2 của tôi, cô tâm.
Cô tâm là một giáo viên dạy toán của trường tôi. Dù không còn trẻ nhưng cô là người yêu thương học sinh, cô coi học sinh như một phần của mình. Với nhiều kinh nghiệm, căn nhà cô không bao giờ thiếu vắng bóng dáng của những đứa trẻ. Nhà tôi cách nhà cô có mấy bước chân nên từ năm lớp 6 tôi đã học thêm từ đó. Nhờ vậy suốt 3 năm, kiến thức toán của tôil uôn vững chắc. Cô coi tôi như một người cháu, cô luôn tự tin về sức học của tôi. Không phụ lòng cô, môn toán là môn tôi luôn có những số điểm khá cao. Nhưng năm lớp 8 chính tôi đã khiến cô buồn cũng là nỗi ân hận vô vàn của riêng tôi.
Năm ấy là năm tôi bước sang một lớp khác. Với nhiều kiền thức mới mẻ, cô tâm vẫn dạy một cách chu đáo, cẩn thận. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cũng tới thi học kỳ I. Vẫn tự tin như trước, tôi háo hức đến trường và vào phòng thi. Tin tưởng những kiến thức cô ôn luyện, tôi làm gọn mấy câu đầu chỉ sau ít phút. Đến bài cuối cùng thì suy nghĩ mãi vẫn ko ra được đáp án. Năm phút, mười phút, 30 phút… Lục tung những kiến thức trong đầu vẫn ko ra được. Bất ngờ, tiếng trống truờng vang lên, tôi cố viết những chữ cuối cùng dù biết kết quả đó ko đúng. Đêm đó, tôi trắn trọc ko ngủ, bao lo lắng về danh hiệu học sinh giỏi cả về cô khiến tôi bồn chồn không yên. Mình đã quá chủ quan ư? Bài thi dễ vậy mà ko ra được, tại sao? Hay là mình đã quá phụ thuộc vào cô, chỉ ôn luyện những gì cô dạy mà không tìm hiểu sâu hơn để ra nông nỗi này? Tôi bật khóc, tự trách chính bản thân mình.
Hôm phát bài, tay tôi run rẩy cầm bài thi lên, với số điểm 7,75 đập vào mắt khiến tôi không tin nổi. Tệ vậy ư! Chỉ có 7.75 sao? Không gian xung quanh tôi như bao trùm một màu đen xám xịt cùng nỗi lo lắng ko nguôi. Với mười mấy môn học, duy nhất môn toán là môn tôi tự tin nhất. Kiểm tra lần nào tôi cũng được 8 trở lên. Lần này lại là con số 7 sao tôi dám nói với cô đây. Bữa tới học thêm, tôi rụt rè không vào lớp, tôi sợ phải thấy tâm trạng cô nghe thấy số điểm của tôi. Có tiếng cô từ gian nhà sau vang lên: Thủy, vào đi em.
Khi tất cả đã đông đủ, công việc đầu tiên của cô là hỏi số điểm của từng em một. Giọng cô vang lên rõ to:
Trung ,thi được mấy điểm?
Dạ 10 điểm. Trung tự hào nói to
Lần lượt đến bạn này đến bạn khác ai cũng có những số điểm khá cao, đến tôi:
Thủy, mấy điểm em? Cô hỏi, vẫn giọng trìu mến đó
Dạ 7,75 cô. Giọng tôi nhỏ dần.
Giờ đây tất cả đang dồn mắt về tôi sửng sốt kèm theo là những tiếng xì xào. Còn cô không nói gì nhưng mặt cô bây giờ có cái gì đó thoáng buồn qua thì phải. Mà chắc có lẽ tôi biết, đó là sự thất vọng cô dành cho tôi, chính tôi cũng đã mất đi sự tin tưởng chính bản mình. Ai trên 8 điểm cô sẽ có một món quà nhỏ khích lệ, một phong kẹo sôcôla. Nhìn cô phát kẹo cho các bạn, tôi ao ước sao có đựoc một phong kẹo đó từ tay cô trao cho cô. Hai năm trước, tôi đã từng được cô tặng kẹo nhưng lần này lại không, cảm giác tủi thân như muốn trỗi lên, tôi co lại nơi góc tường. Mười bốn tuổi tôi có thể mua cho mình một phong kẹo như vậy chỉ với 4000 đồng, nhưng bây giờ phong kẹo đó đối với tôi là vô giá. Phong kẹo cô trao không phải là một món quà nhỏ, nó là sự tự hào, tin tưởng, quý mến nơi cô dành cho người nhận. Nhìn phong kẹo tôi khao khát muốn có được nó, càng ao ước muốn có tôi lại càng cố gắng lần thi học kỳ sau. Quả là thế, học kỳ II tôi dược 9,25 cùng với danh hiệu học sinh giỏi. Mừng rỡ, tôi chạy ùa tới nhà cô chỉ để khoe số điểm đó. Còn cô, cô đã mừng rơi nước mắt. Qua tôi biết rằng: Cô không cho kẹo không phải vì cô ích kỉ mà là động lực cho mỗi người.
Giờ đây, bước sang lớp 9 tôi không còn được học trong ngôi nhà màu hồng đầy yêu thương của cô nữa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua nhà cô, tôi lại ghé mắt nhìn vào. Nhìn những đứa trẻ đàn sau cắp sách vở đến nhà cô, lại được cô kèm cặp, được cô yêu thương và được cô trao những phong kẹo niềm tin đó. Tôi lại càng biết ơn, quý trọng cô hơn.
Các bạn biết ko? Một đồ vật nào đó ta mua bằng tiền, bạn sẽ thấy nó rẻ rúng bình thường. Nhưng nếu nó được ai đó tặng bạn bằng tất cả tình yêu thương, bạn sẽ cảm nhận dược nó vô cùng quý giá như phong kẹo nhỏ của tôi vậy. Và chắc hẳn rằng ai trong các bạn cũng có một người lái đò riêng, nhưng bản thân tôi vô cùng may mắn khi có một người lài đò tuyệt vời như vậy. Dù không bao giờ nói thành lời nhưng sâu trong lòng tôi luôn tự nhủ: "Cô ơi ! Em cảm ơn cô nhiều lắm…".
3. Lưu ý:
Đây là đề bài kể chuyện đời thường, người thật, việc thật. Kể một kỉ niệm với thầy giáo (hay cô giáo) của em thì không phải là chuyện tưởng tượng rồi.
Kỉ niệm là những việc xảy xa làm ta nhớ mãi. Đó có thể là việc tốt mà thầy, cô đã làm cho em hoặc lầm lỡ mà em đã vấp phải, nhưng là những việc cho em nhận ra tình thầy nghĩa trường, làm em không quên, nâng đỡ em tiến tới, phấn đấu để tốt hơn trong đời.
Kỉ niệm với thầy (hay cô) cũng cần giúp cho mọi người hiểu được con người, nhân cách của thầy, cô.
1.
1. Phần Mở bài (Giới thiệu chung)
- Qua sách báo, qua mạng internet, qua ti vi, em biết được rất nhiều tấm gương tốt. Đó là gương cứu bạn chết đuối, gương cõng bạn đi học, gương giúp đỡ bạn bè, gương vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học tập tốt...
Trong những tấm gương sáng đó, em ấn tượng nhất về tấm gương vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học tốt. Đó là gương anh Nguyễn Thế Hoàn đạt huy chương Vàng Olympic toán quốc tế năm 2014.
2. Phần Thân bài
a). Hoàn cảnh gia đình anh Nguyễn Thế Hoàn
- Anh Hoàn quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- Bố anh tên là Nguyễn Văn Hòa. Mẹ anh tên là Nguyễn Thị Thảnh.
- Anh có một người em trai tên là Nguyễn Anh Tuấn.
- Gia đình anh Hoàn có hoàn cảnh khó khăn. Gia đình anh Hoàn chỉ có ba sào ruộng để làm ăn. Để lấy tiền nuôi hai anh em ăn học, bố anh Hoàn đi làm thợ xây còn mẹ anh đi làm phụ hồ.
- Số tiền kiếm được chi cho việc học tập của hai anh em và ăn tiêu của cả nhà rất hạn hẹp.
- Anh Hoàn theo học trong hoàn cảnh khó khăn hơn các bạn trong lớp của anh rất nhiều.
b). Thành tích học tập của anh Hoàn
- Từ lớp Một, anh Hoàn đã học rất giỏi, đặc biệt là giỏi môn Toán.
- Lên lớp Sáu, đang học THCS ở xã thì thầy cô thấy anh thực sự có năng khiếu toán nên anh được chọn vào học trường chuyên của huyện.
- Từ lớp 7, năm nào anh cũng đi thi học sinh giỏi tĩnh, thành phố rồi quốc gia. Thành tích thấp nhất của anh là giải Nhì môn toán (năm anh học lớp 9).
- Học hết lớp 9, cùng lúc anh Hoàn thi đỗ vào lớp chuyên của ba trường là: Trường Trung học phổ thông chuyên Tỉnh Thái Bình, Trường Trung học phổ thông chuyên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Anh Hoàn chọn học Trường Trung học phố thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vì anh biết ở đó có những giáo sư nổi tiếng như Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Lê Hùng Việt Bảo, Giáo sư Ngô Đắc Tuấn... Không những vậy, anh còn biết ở trường này có nhiều anh chị đi thi quốc tế môn Toán và đã giành được huy chương Vàng, Bạc, Đồng.
- Thương con nhiều nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ anh Hoàn đã chia sẻ với anh để anh hiểu.
- Anh Hoàn đã xin bố mẹ cho anh được học ở Trường Trung học phố thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa hục Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nộí) một năm, nếu tự thấy không được anh sẽ xin về.
- Thế là bố mẹ anh Hoàn đưa hai anh em lên Hà Nội. Bố đi làm thợ xây. Mẹ làm phụ hồ để lấy tiền nuôi hai con ăn học.
- Thương bố mẹ, nhiều bữa sáng anh Hoàn nhịn ăn lên lớp. Kí túc xá nơi anh Hoàn ở cách nơi bố mẹ anh làm khoảng 10km. Thỉnh thoảng, bố mẹ anh mới đến thăm và động viên anh được.
- Sự cố gắng, lòng quyết tâm của anh Hoàn và gia đình đã được đền bù xứng đáng. Trong kì thi Olimpic toán quốc tế năm 2014, anh Hoàn đã đoạt huy chương Vàng. Anh đem vinh dự về cho bản thân, cho gia đình, cho quê hương và cho đất nước.
3. Phần Kết bài
Từ những bài viết chân thực về anh và gia đình của anh, em thật ngưỡng mộ anh và bố mẹ của anh.
Ông ngoại đem 34 giấy khen của anh đi potocopi đế nộp cho Hội khuyến học của xã để nhận học bổng xã dành cho anh. Niềm vui của ông ngoại anh như lan tỏa tới mọi người...
Anh Hoàn là tấm gương sáng cho em noi theo. Anh ấy đã cho em một bài học quý: Thông minh không thôi chưa đủ. Muốn thành công cần có niềm say mê, lòng quyết tâm và ý chí kiên cường vượt lên hoàn cánh khó khăn của bản thân và của gia đình.
2.Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
+ Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười.
+ Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
4.Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng:
– Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo. – Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
– Thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng; Coi trời bằng vung
5.
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.
Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
6.Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."