Ôn tập học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc

Câu 1: lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào để nhận được nhiều ánh sáng?

Câu 2: nêu các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người? mỗi hình thức nêu định nghĩa? VD?

Câu 3: viết sơ đồ hô hấp? có những cơ quan nào tham gia hô hấp?

Câu 4: có những loại lá biến dạng nào? nêu chức năng? VD?

Câu 5: có những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào? VD?

Giúp mình đi!!!!!!!!

Video Music #DKN
1 tháng 1 2017 lúc 0:02

Câu 1: Đặc điểm bên ngoài của lá:

- Lá gồm: cuống và phiến, trên phiến có nhiều gân lá

-Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.

-Có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung

-Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép

Lá trên cây xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng

Câu 2: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người là:

-Giâm cành: là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. (VD: phúc lộc thọ, sắn, dâm bụt...)

-Chiết cành: là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới (VD: bưởi, cam,...)

-Ghép cây: là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây khác ( gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. (VD: bưởi, nhãn,...)

Câu 3: Sơ đồ hô hấp:

Chất hữu cơ + Khí ôxi \(\rightarrow\) Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước

Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.

Câu 4: Các loại lá biến dạng như :

-Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ( VD: xương rồng,...)

-Lá biến thành tua cuốn, tay móc: móc vào trụ bám, giúp cây leo lên (VD: cây đậu hà lan, cành mây,...)

-Lá biến thành vảy: che chở cho thân rễ (VD: Cây dong ta,..)

-Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hoá mồi (VD: cây bèo đất, nắp ấm,...)

Câu 5: Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:

-Sinh sản bằng thân bò (VD: cây rau má,..)

-Sinh sản bằng thân rễ (VD: cây gừng,..)

-Sinh sản bằng rễ củ (VD: khoai lang,...)

-Sinh sản bằng lá (VD: lá thuốc bỏng,...)

CHÚC BẠN HỌC TỐT thanghoa

Trần Thị Mỹ Bình
2 tháng 1 2017 lúc 21:44

Câu 1: Đặc điểm bên ngoài: Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân, phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

- Có 3 kiểu gân lá: song song(lúa,tre), hình mạng(lá gai, dâu), hình cung(địa liền).

- Có 3 kiểu xếp lá trên thân: mọc đối(ổi, dừa cạn), mọc cách(dâu, mồng tơi), mọc vòng(dây huỳnh)

- Có 2 nhóm lá chính: lá đơn(dâu, mồng tơi), lá kép(hoa hồng, phượng)

Câu 2: Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người:

- Giâm cành: Là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- Chiết cành: Là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

- Ghép cây: Là dùng một bộ phận sinh dưỡng(mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác ( gốc ghép ) cho tiếp tục phát triển.

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm: Là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.

Câu 3: Sơ đồ hô hấp:

Chất hữu cơ + Khí ôxi --------> Năng lượng + Khí các-bô-níc + Hơi nước

- Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp

Câu 4: Các loại lá biến dạng:

- Lá bắt mồi: Bắt sâu bọ. VD: Cây nắp ấm, cây bèo đất,...

- Lá biến thành gai: Giảm sự thoát hơi nước. VD: Xương rồng

- Tua cuốn: Giúp cây leo, bám, quấn. VD: Lá đậu Hà Lan

- Tay móc: Giúp cây leo lên cao. VD: Lá mây

- Lá vảy: Bảo vệ mầm thân, mầm lá. VD: Củ dong ta

- Lá dự trữ: Dự trữ chất hữu cơ. VD: Củ hành

Câu 5: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:

- Sinh sản bằng thân bò: rau má, rau muống,...

- Sinh sản bằng thân rễ: cây dong ta, riềng, nghệ, gừng,...

- Sinh sản bằng thân củ: khoai tây,...

- Sinh sản bằng lá: Lá thuốc bỏng,...

Anh Triêt
31 tháng 12 2016 lúc 20:42

Câu 1. Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?

Trả lời:

Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu, lá trên các mấu thân xếp so le nhau.

Anh Triêt
31 tháng 12 2016 lúc 20:44

Câu 4: Có những loại lá biến dạng nào? nêu chức năng? VD?

Trả lời:

* Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.

* Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

* Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.

* Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.

Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 1 2017 lúc 15:41

Câu 4:


- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá
VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên
VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…
- Lá vảy: che chở cho thân rễ
VD: Cây dong ta…
- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ.
VD: Cây hành, tỏi…
- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.
VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…

Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 1 2017 lúc 15:43

Câu 5:

Những hình thức sinh sản tự nhiên là:
+ Thân bò : cây rau má.
+ Thân rễ : cây gừng.
+ Thân củ : khoai tây.
+ Rễ củ : khoai lang.
+ Lá: lá thuốc bỏng.
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ.


Các câu hỏi tương tự
Nanami Luchia
Xem chi tiết
Tiểu Thư Họ Phạm
Xem chi tiết
Nhok Scorpio
Xem chi tiết
An Chinh
Xem chi tiết
phan thị khánh linh
Xem chi tiết
Hợp Trần
Xem chi tiết
Ánh Nguyễn
Xem chi tiết
mmmm
Xem chi tiết
erza scarlet
Xem chi tiết