Sinh học 7

Yến Nguyễn

câu 1

hãy nêu các đặc điểm ở động vật sống thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng và môi trường đới lạnh? ví dụ minh họa?

câu 2

tại sao sinh sản hữu tính à hình thứ sinh sản hoàn thiện nhất của động vật?

câu 3

đa dạng sinh học là gì? nguy cơ nào đang dẫn đến sự suy giảm về sinh học?

Nhật Linh
3 tháng 4 2017 lúc 17:38

Câu 1:

Ở môi tường hoang mạc đới nóng :

Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,...), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).

Ở môi tường đới lạnh:

- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

+ Chông lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.

+ Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.

Đỗ Thị Hà Vy
3 tháng 4 2017 lúc 17:54

Câu 2: Vì

- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển cá thể mới

- Quá trình sinh sản hữu tính gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi (hoặc phôi thai)

- Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.

- Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái.

- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

- Hầu hết các loài thú đẻ con cá, lưỡng cư, bò sát và rất nhiều loài động vật không xương sống đẻ trứng.



Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 18:40

3. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệsinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

Hiện nay trên Trái Đất được biết khoảng 1,5 triệu loài động vật. Ti lệ diệt vong những loài động, thực vật gây ra do con người gấp nghìn lần so với ti lệ diệt vong tự nhiên. Những nguyên nhân chù yếu dần đến sự giám sút độ đa dạng
sinh học là :
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trổng thuỷ sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
- Sự săn bắt buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thài các chất thải cua các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

Đỗ Thị Hà Vy
3 tháng 4 2017 lúc 17:51

Câu 3: Đa dạng sinh học (Biodiversity) là một khái niệm nói lên sự phong phú về nguồn gen, loại sinh vật trong hệ sinh thái và các hệ sinh thái trong tự nhiên.
Trong một hệ sinh thái môi trường, số lượng các giống, các loài càng nhiều, tức là các hệ gen càng nhiều thì tính đa dạng sinh học càng cao. Một hệ sinh thái nào đó tuy có số lượng cá thể rất đông nhưng nguồn gen rất ít thì đa dạng sinh học rất thấp hay rất nghèo. Ví dụ ở một vùng đất khô cằn, có rất đông, hàng vạn, hàng triệu con kiến nhưng ít loại côn trùng cây cỏ thì ta nói rằng đa dạng sinh học nghèo nàn. Ngược lại, một môi trường không những đông cá thể sinh vật sống mà còn có rất nhiều thực, đông vật khác nhau và vi sinh vật khác nhau thì nói đa dạng sinh học rất phong phú.
Tương tự, vùng sinh thái rừng ngập mặn cũng có thể được xem là đa dạng sinh học phong phú.
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có hệ sinh thái đa dạng với 7 vùng phân bố tự nhiên trên phần lục địa, 6 vùng đa dạng sinh học biển, 4 trung tâm đa dạng sinh học.
Với số loài được phát hiện chiếm khoảng 6,5% so với thế giới, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 16 về đa dạng sinh học trên toàn thế giới.

* Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm về sinh học là:

Nguyên nhân gián tiếp: Là những nguyên nhân không tác động ngay đến sự còn hay mất của một loài cụ thể nào cả, song nó đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự suy thoái đa dạng sinh học bởi các nguyên nhân này là cơ sở của các nguyên nhân trực tiếp và phạm vi ảnh hưởng rất lớn trên nhiều vùng địa lí sinh học khác nhau

Nguyên nhân trực tiếp: Là những nguyên nhân quyết định trực tiếp đến sự tồn vong của các loài sinh vật

Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 18:36

1.Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt.

- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

+ Chống lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.

+ Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.

- Thực vật: khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.

Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường hoang mạc :
– Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
+ Thực vật: Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp, phần lớn có thân lùn, bộ rễ to và dài để hút nước dưới sâu, rút ngắn chu kì sinh trưởng.
+ Động vật: Ban ngay vùi mình trong cát, kiếm ăn ban đêm. Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn nước uống.

Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 18:39

1.sự thích nghi của ĐỘNG VẬT với thời tiết Ở MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
Ở gần địa cực khí hậu lạnh, băng đóng gần như quanh năm. Mùa hạ rất ngắn. là mùa hoạt động của mọi loài sinh vật. Cây cối thưa thớt, thấp lùn. Do khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên chi có một số ít loài tồn tại, vi có những thích nghi đặc trưng như có bộ lông rậm và lớp mờ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trừ năng lượng chống rét (gấu trắng, hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt...). Nhiều loài chim, thú có tập tính di cư tránh rét. một sô ngủ suốt mùa đông (gấu trắng) để tiết kiệm nâng lượng. Nhiều loài (chồn, cáo, cú trắng) về mùa đông có bộ lông màu trắng dề lần với tuyết, che mắt kẻ thù ; về mùa hè bộ lông chuyên sang màu nâu hay xám

sự thích nghi của ĐỘNG VẬT với thời tiết Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC ĐỚI NÓNG
* Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng rất nóng và khô. Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau. Thực vật thấp nhỏ, xơ xác. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng. Ví dụ, chuột nhảy có chân dài, mảnh nên cơ thể nằm cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa trên hoang mạc ; lạc đà có chân cao, mỏng rộng, không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống nóng. Bướu trên lưng lạc đà chứa mỡ. khi cần. mỡ trong bướu có thế chuyến đổi thành nước (nước trao đổi chất) cho hoạt động của cơ thế. Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống với màu cát để không bắt nắng và dề lẩn trốn kẻ thù


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Qúy Châu
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
Jako Yêu
Xem chi tiết
Bầu trời đêm
Xem chi tiết
Bích Duyên Trần
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết
Vũ Tiến Quân
Xem chi tiết