Chương I- Điện tích. Điện trường

Kimian Hajan Ruventaren

Câu 1: Hai quả cầu kích thước giống nhau cách nhau một khoảng 20cm hút nhau một lực 4mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đặt cách nhau với khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau một lực 2,25mN. Tính điện tích ban đầu của chúng:

A. q1 = 2,17.10-7 C; q2 = 0,63.10-7 C                     B. q1 = 2,67.10-7 C; q2 = - 0,67.10-7 C    

C. q1 = - 2,67.10-7 C; q2 = - 0,67.10-7 C                D. q1 = - 2,17.10-7 C; q2 = 0,63.10-7 C  

 Câu 2: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện cách nhau 2,5m trong không khí chúng tương tác với nhau bởi lực 9mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau thì điện tích của mỗi quả cầu bằng - 3μC. Tìm điện tích của các quả cầu ban đầu:

A. q1 = - 6,8 μC; q2 = 3,8 μC                      B. q1 = 4μC; q2 = - 7μC   

C. q1 = 1,41 μC; q2 = - 4,41μC                   D. q1 = 2,3 μC; q2 = - 5,3 μC  

Câu 3: Hai quả cầu kim loại nhỏ kích thước giống nhau tích điện cách nhau 20cm chúng hút nhau một lực 1,2N. Cho chúng tiếp xúc với nhau tách ra đến khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau một lực bằng lực hút. Tìm điện tích của mỗi quả cầu lúc đầu:

A. q1 = ± 0,16 μC; q2 = 5,84 μC                         B. q1 = ± 0,24 μC; q2 = 3,26 μC   

C. q1 = ± 2,34μC; q2 = 4,36 μC                          D. q1 = ± 0,96 μC; q2 = 5,57 μC 

 Câu 4: Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một lực F. Đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε = 4, chúng cách nhau một khoảng r' = r/2 thì lực hút giữa chúng là:

A. F                            B. F/2                         C. 2F                          D. F/4

Câu 5: Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận:

A. chúng đều là điện tích dương    B. chúng đều là điện tích âm  

C. chúng trái dấu nhau                     D. chúng cùng dấu nhau

Câu 6: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích lần lượt là q1 và q2, cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích:

A. q = q1 + q2            B. q = q1 - q2                          C. q = (q1 + q2)/2     D.   q = (q1 - q2 )

Câu 7: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích:

A. q = 2 q1                 B. q = 0                      C. q =  q1                               D. q =  q1/2

Câu 8: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích:

A. q = q1                    B. q =  q1/2                C. q = 0                                  D. q =  2q1 

Câu 9: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4cm, chúng đẩy nhau một lực 10-5 N. Độ lớn mỗi điện tích đó là:

. |q| = 1,3.10-9 C       B. |q| = 2 .10-9 C         C. |q| = 2,5.10-9 C               D. |q| = 2.10-8 C

Câu 10: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4cm, chúng hút nhau một lực 10-5 N. Để lực hút giữa chúng là 2,5.10-6 N thì chúng phải đặt cách nhau:

A. 6cm                       B. 8cm                         C. 2,5cm                               D. 5cm

1 B 2 C    3 D    4A       5 D        6  C      7  B       8 A    9 |q|=1,3.10-9   C  10B

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Yan Tuấn Official
Xem chi tiết
nguyễn lê hoàng lâm
Xem chi tiết
Dorris Linh
Xem chi tiết
nguyễn lê hoàng lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Tố Uyên
Xem chi tiết
lu nguyễn
Xem chi tiết
Tiểuu Phàmm Sẹcc Xii
Xem chi tiết