Văn bản ngữ văn 7

nguyễn thị mai hương

câu 1 :

Giải thích ý nghĩa của một số câu tục ngữ , ca dao sau :

a, Cày sâu cuốc bẫm

b, tay làm hàm nhai

tay quai miệng trễ

c, làm ruộng ăn cơm nằm

chăn tằm ăn cơm đứng

d, cày đồng đang buổi bạn trưa

M ồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần .

Câu 2 : tìm một số câu ca dao , tục ngữ về lao động , sản xuất

giúp với nha !!! cần gấp , mai phải học rùi !!! >_<

Vũ Như Quỳnh
20 tháng 12 2018 lúc 19:10

câu 1 :

Giải thích ý nghĩa của một số câu tục ngữ , ca dao sau :

a, Cày sâu cuốc bẫm

Nghĩa đen: Cày sâu và cuốc bẫm thì mới tạo ra một lớp đất dày, tơi và xốp, nhờ vậy cây trồng bén rễ sâu, rộng và nhanh, mọc tốt.
- Nghĩa bóng: muốn ám chỉ sự lao động tích cực , cần cù , làm đến nơi đến chốn

b, tay làm hàm nhai

tay quai miệng trễ

Tay có làm việc thì hàm mới có cái để nhai, tay mà nghỉ ngơi, trễ nải (quai) thì sẽ chẳng có gì để ăn cả (trễ: sa xuống, tụt xuống thấp hơn, miệng trễ: miệng trễ xuống, để không, vì chẳng có gì để ăn)

c, làm ruộng ăn cơm nằm

chăn tằm ăn cơm đứng

- làm ruộng ăn cơm nằm : chỉ việc làm ruộng thì nhàn nhã, người làm không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm.
- Nuôi tằm ăn cơm đứng: chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa cơm cũng không có, mà phải "ăn cơm đứng" mà túc trực những nong tằm.

d, cày đồng đang buổi bạn trưa

M ồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần .

Việc cày ruộng rất vất vả , cực nhọc , để làm ra một bát cơm đầy , người làm ruộng phải đổ nao nhiêu giọt mồ hôi , phải trả giá rất đắt: Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần .

#Yumi

Bình luận (1)
Miinhhoa
20 tháng 12 2018 lúc 19:28

Câu 1 :

a, Cày sâu cuốc bẫm

Cày sâu cuốc bẫm khuyên người lao động cần cù , siêng năng ,chịu khó sẽ nhận được thành quả xứng đáng của mình

b,Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ

ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên răn đối với con người: muốn có cái ăn thì phải lao động chứ không thể trông chờ vào người khác. Kẻ lười lao động tất sẽ có cuộc sống thiếu thốn, khổ sở. Đây cũng chính là một quan niệm đúng đắn về nguyên tắc công bằng và hợp lý trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội: có làm thì có hưởng, không làm không hưởng, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều.

c,

Giúp con người nắm được sự vất vả hay an nhàn khi nuôi một loài vật nào đó để có thể lựa chọn giống nuôi cho phù hợp ,năng xuất thu hoạch cao hơn ,đỡ tốn thời gian ,vất vả hơn

d,

nói lên sự vất vả , khổ cực của người nông dân khi làm ra hạt gạo. từng hạt gạo đều chứa cả tấm lòng,công sức, với bao mồ hôi hòa lẫn nước mắt của người nông dân. Vì vậy khuyên chúng ta phải biết quý trọng từng hạt gạo, bắt conm mà chúng ta đang ăn và phải biết nhớ đến công lao của người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời

Câu 2 :

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi

Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi

Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo

Chuối sau cau trước Chắc rễ bền cây Cây chạm lá cá chạm vây Con trâu là đầu cơ nghiệp Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

Bình luận (0)
Thời Sênh
20 tháng 12 2018 lúc 19:10

1.

Con trâu là đầu cơ nghiệp


Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp

2.

Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn


Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.

3.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.


Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.

4.

Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc


Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
phương trần
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Khuyên Jimin
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hiếu
Xem chi tiết
Trần Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hiếu
Xem chi tiết
Quốc Huy
Xem chi tiết