Câu 1: Em hiểu thế nào về câu:"Học rộng tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm" của Nguyễn Thiếp
Câu 2:Hãy so sánh hai câu thơ sau:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"
và: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
Theo em, câu thơ nào hay hơn?Vì sao?
Câu "Cánh buồm ... góp gió"hay hơn, nhưng không biết giải thik
Help hộ ạ, cần gấp, trước thứ 7
1,Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử hay những cái mới, những điều mà chúng ta chưa biết. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao, học rộng nắm gọn. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Nhưng trên hết học luôn đi đôi với hành. Hành là quá trình vận dụng, thực hành, ứng dụng những kiến thức đã học vào những công việc, thực tế cuộc sống hằng ngày. Đơn giản là kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người. Hay anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn… đó là hành. Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Nếu học chỉ để nhồi nhét một mớ kiến thức sách vở vào đầu thì có lợi ích gì khi không biết đem những điều đó vận dụng cào thực tế đời sống. Học mà không hành như vậy thật vô ích, không những vậy việc học như vậy còn chỉ thêm tốn thời gian, công sức và tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì làm sao biết đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc để ứng phó trong mọi trường hợp, lĩnh vực. Hành mà không học chỉ là sự mò mẫn, chẳng khác nào người đi trong đêm tối vừa mất thời gian, vừa hỏng việc. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm bài. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Qua đó, chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập rõ ràng: Học trước hết là để làm người, để trở thành người có đạo đức, tri thức và văn hóa, học còn để góp phần phục vụ tốt cho đất nước chứ không phải cầu danh lợi. Không những vậy, phương pháp học cũng là điều không thể thiếu trong quá trình học tập của bản thân: Học rộng nắm gọn, biết tổng hợp kiến thức, vận dụng những kiến thức đó vào thực tế “Học đi đôi với hành” học từ kiến thức cơ bản nhất đến những kiến thức nâng cao, học để trang bị cho mình những kiến thức làm hành trang bước vào tương lai. Có như vậy kiến thức ta mới được trọn vẹn.
2,
- Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví chiếc thuyền như con tuấn mã và cánh buồm như mảnh hồn làng đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. - Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang rướn tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. - Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài.Câu 1
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử hay những cái mới, những điều mà chúng ta chưa biết. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao, học rộng nắm gọn. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Nhưng trên hết học luôn đi đôi với hành. Hành là quá trình vận dụng, thực hành, ứng dụng những kiến thức đã học vào những công việc, thực tế cuộc sống hằng ngày. Đơn giản là kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người. Hay anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn… đó là hành. Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Nếu học chỉ để nhồi nhét một mớ kiến thức sách vở vào đầu thì có lợi ích gì khi không biết đem những điều đó vận dụng cào thực tế đời sống. Học mà không hành như vậy thật vô ích, không những vậy việc học như vậy còn chỉ thêm tốn thời gian, công sức và tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì làm sao biết đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc để ứng phó trong mọi trường hợp, lĩnh vực. Hành mà không học chỉ là sự mò mẫn, chẳng khác nào người đi trong đêm tối vừa mất thời gian, vừa hỏng việc. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm bài. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Qua đó, chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập rõ ràng: Học trước hết là để làm người, để trở thành người có đạo đức, tri thức và văn hóa, học còn để góp phần phục vụ tốt cho đất nước chứ không phải cầu danh lợi. Không những vậy, phương pháp học cũng là điều không thể thiếu trong quá trình học tập của bản thân: Học rộng nắm gọn, biết tổng hợp kiến thức, vận dụng những kiến thức đó vào thực tế “Học đi đôi với hành” học từ kiến thức cơ bản nhất đến những kiến thức nâng cao, học để trang bị cho mình những kiến thức làm hành trang bước vào tương lai. Có như vậy kiến thức ta mới được trọn vẹn.
Câu 2 Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví chiếc thuyền như con tuấn mãvà cánh buồm như mảnh hồn làng đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. - Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang rướn tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. - Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài.