Câu 1: Em hãy trình bày thế nào là sống tự lập? Lấy ví dụ thể hiện sống tự lập trong học tập?
Câu 2: Em hãy trình bày thế nào là sống có kế hoạch?
Câu 3: Vì sao phải yêu thương con người?
Câu 4: Em hãy nêu một số biểu hiện của lối sống giản dị trong cuộc sống? Bản thân em là một học sinh, em đã làm gì để thực hiện tốt những hành vi đó?
Câu 5: Sắp đến nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Lớp 7A1 chuẩn bị tập 1 tiết mục để tham gia hội diễn. Thắng nói với A Páo lớp trưởng: "Nếu tớ không tham gia thì lớp sẽ thất bại".
a, Thái độ của Thắng là tự tin hay tự cao?
b, Nếu là Thắng, Em sẽ nói như thế nào?
Câu 6: Lan và Hoa chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát có một câu hỏi Lan không làm được. Thấy vậy, Hoa đưa bài của mình cho Lan xem nhưng Lan vẫn ngồi im, không nhìn sang bài của Hoa. Hoa rất giận và cho rằng Lan phu sự giúp đỡ của mình.
a, Theo em, việc làm của Lan là đúng hay sai?
b, Nếu là Lan, em sẽ nói với Hoa thế nào để bạn hiểu và không giận mình?
Câu 7: Minh vào loại khá trong lớp, nhưng hầu như chẳng bao giờ tự giơ tay phát biểu ý kiến. Có nhiều câu hỏi, bài tập tuy đã có thể trả lời đúng hoặc giải được nhưng Minh cứ chần chừ, không dám nói gì. Bạn bè góp ý thì Minh nói: mình hiểu bài, học tốt là được rồi, còn giơ tay phát biểu thì nên để các bạn bạo dạn hơn mình không quen, ngại lắm.
a, Em có nhận xét gì về biểu hiện của Minh?
b, Theo em học sinh lớp 7 cần có tính tự tin không? Vì sao?
Câu 8:Năm nay lên lớp 7, Hùng cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định nhiều việc, không cần hỏi ý kiến bố mẹ nữa. Cuối tuần trước Hùng đi chơi xa với một nhóm bạn mà không xin phép bố mẹ. Hùng còn tự ý cho một bạn cùng lớp mượn chiếc xe đạp của mình mấy hôm. Khi bố mẹ hỏi về những việc đó, Hùng nói: " Con lớn rồi, con tự lập được bố mẹ khỏi phải lo".
a, Theo em, việc làm của Hùng có thể hiện tính tự lập không?
b, Nếu là bạn thân của Hùng em sẽ góp ý như thế nào?
Câu 9: Vào đầu năm học, Phong lập xong cho mình một bảng kế hoạch làm việc rất chi tiết các ngày trong tuần. Khi lập bảng kế hoạch này, Phong đã hỏi ý kiến của bố mẹ và đã được bố mẹ nhất trí. Mới thực hiện được 2 tuần Phong đã cảm thấy gò bó nên đã quyết định thay bảng kế hoạch mới. Tưởng đâu đã xong, nào ngờ được 2 tuần Phong lại cảm thấy chán và muốn thay đổi.
a, Em nhận xét thế nào về việc làm của Phong?
b, Theo em, khi kế hoạch làm việc đã được lập thì có thay đổi được không? Vì sao?
Câu 10: " Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
Câu ca dao trên nói lên phẩm chất đạo đức nào của con người Việt Nam?
Câu11: Bằng kiến thức đã học em hã sưu tầm ít nhất 2 câu ca dao hoặc tục ngữ nói về đức tính tự trọng?
Câu 12: Em có suy nghĩ như thế nào về câu tục ngữ sau: " Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"?
Câu 13:Danh ngôn có câu:
"Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng
Kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh".
Hai câu anh ngôn trên muốn nói lên phẩm chất đạo đức nào của con người?
Câu 14: Có ý kiến cho rằng: chỉ những người nghèo mới cần sống tự lập. Quan điểm của em về ý kiến trên?
Câu 1: Em hãy trình bày thế nào là sống tự lập? Lấy ví dụ thể hiện sống tự lập trong học tập?
Sống tự lập là tự làm lấy , tự giải quyết công việc của mk , tự lo liệu , tự tạo dựng cho cuộc sống của mk . Ko trong chờ , dựa dẫm , phụ thuộc vào người khác .
VD : Tự hok bài và làm bài . Tự hoàn thành những việc thầy , cô giao . Ko chép bài và phụ thuộc vào người khác
Câu 2: Em hãy trình bày thế nào là sống có kế hoạch?
Sống có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ , sắp xếp các công việc hằng ngày , hàng tuần ..... một cách hợp lí . Để mọi người được thực hiện đầy đủ , có hiệu quả , có chất lượng
Câu 3: Vì sao phải yêu thương con người?
* Đối với cá nhân
- Tình yêu thương giúp cho con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn , hoạn nạn , gian khổ trong cuộc sống
- Được mọi người yêu quý kính trọng
* Đối với xã hội :
- Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc , cần giữ gìn và phát huy
- Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh , trong sáng hơn
Câu 4: Em hãy nêu một số biểu hiện của lối sống giản dị trong cuộc sống? Bản thân em là một học sinh, em đã làm gì để thực hiện tốt những hành vi đó?
Một số biểu hiện của lối sống giản dị trong cuộc sống là :
- Ko xa hoa , lãng phí
- Ko cầu kì , cải cách
- Sống hòa nhập với thiên nhiên
- Sống chân thành
- Lời nói đơn giản , dễ hiểu
- Thân thiện , chan hòa với mọi người
Bản thân em là một học sinh, em đã làm gì để thực hiện tốt những hành vi đó là :
Ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh hãy rèn luyện cho mình một lối sống giản dị. Cần phải ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị. Chúng ta sẽ cảm thấy đẹp hơn, thanh thoát hơn, giúp cho xã hội giàu hơn, bản thân có được sự hòa đồng, sự tin yêu của mọi người. Hãy chọn cho mình một lối sống giản dị thực chất và chân thành.
Câu11: Bằng kiến thức đã học em hã sưu tầm ít nhất 2 câu ca dao hoặc tục ngữ nói về đức tính tự trọng?
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
Câu 12: Em có suy nghĩ như thế nào về câu tục ngữ sau: " Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"?
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo là một câu tục ngữ nói về những khó khắn gian lao mà con người phải gánh chịu dù bất cứ khó khăn như thế nào cũng không được nản chí. Mà phải rèn luyện tinh thần đương đàu với các chông gai.