Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Viper

Câu 1. Đứng trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Kì, triều đình Huế có những việc làm gì? Em có nhận xét gì về những việc làm đó của triều đình Huế?

Câu 2. Vì sao thực dân Pháp lại tiến hành xâm lược Bắc Kì (1873)? Âm mưu này được tiến hành như thế nào?

Câu 3. Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

Câu 4. Tại sao quân ta giành chiến thắng trong trận Cầu Giấy (1873), mà triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874) với thực dân Pháp?

Câu 5. Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? Em có nhận xét gì về bản Hiệp ước này?

Giúp tớ với, cảm ơn ạ.

Nguyễn Duy Khang
9 tháng 2 2020 lúc 13:06

Câu 1:

Chẳng có những hành động gì cả và chỉ ăn không ngồi rồi, không chuẩn bị. Không kiên quyết chống giặc.

Câu 2:

* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

* Hành động xâm lược:

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

Câu 3:

Quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc vì quân ta vũ khí thô sơ, triều đình chưa từng tổ chức kháng chiến cho nhân dân. Vì vậy, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy chỉ diễn ra đơn lẻ và không nhận được sự hỗ trợ từ các nơi khác.

Câu 4:

- Không tin vào sức mạnh của nhân dân.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Câu 5:
*Hiệp ước Giáp Tuất:
+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp

+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình VN của Pháp

+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp

*Nhận xét:

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.

- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Hằng
9 tháng 2 2020 lúc 22:55

Câu 3. Cô bổ sung thêm 1 ý đó là triều đình chỉ lo giữ thành mà không biết phối hợp với nhân dân xung quanh đánh giặc. Thực tế sau khi mất thành, nhiều địa phương của ta có tinh thần chống giặc rất mạnh mẽ.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thái Phạm
Xem chi tiết
Kim Ngọc Tăng Thị
Xem chi tiết
Name
Xem chi tiết
Hồng Châu
Xem chi tiết
Them Thi
Xem chi tiết
Ngô Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Kii
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Nhi
Xem chi tiết