Chương 3. Các ngành Giun

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Linh Chi

Câu 1 : Động vật nguyên sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên và đời sông con người.!?
Câu 2 : Cho biết vòng đời phát triển của trùng sốt rét.!!
Câu 3 : Trùng kiết lị có tác hại như thế nào đối với sức khỏe con người
Câu 4 : Vai trò của ngàng ruột khoang trong tự nhiên và đời sống con người.
Câu 5 : Dinh dưỡng của trùng sốt rét và kiết lị giống và khác nhau như thế nào.?
Câu 6 : Trình bày vòng đời phát triển của sán lá gan. Để hạn chế bệnh sán lá gan cho trâu bò ta cần làm gì.?
Câu 7 : Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa. Bản thân em cần có biện pháp gì để bảo vệ cơ thể chống bệnh giun đũa.
Câu 8 : Giun móc câu kí sinh ở đâu.? Xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào.? Cho biết tác hại và cách phòng chống
Câu 9 : Trình bày các bước khi tiến hành mổ giun đất.

Nhã Yến
26 tháng 10 2017 lúc 17:12

Câu 1:

* Vai trò của động vật nguyên sinh :

- Làm thức ăn cho động vật nhỏ.

- Chỉ thị về độ sạch của môi trường

- Có ý nghĩa về mặt địa chất

- Tác hại : gây bệnh cho động vật và người.

Cầm Đức Anh
26 tháng 10 2017 lúc 17:14

Câu 1:

Vai trò thực tiễn:
* Có lợi:
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
- Có ý nghĩa về mặt địa chất.
* Có hại:
- Gây bệnh ở người và động vật

Câu 2:

1:Trùng sốt rét chui vào kí sinh trong hồng cầu
2:Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu
3:Sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới
4:Chúng phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời mới

Câu 3:

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Nhã Yến
26 tháng 10 2017 lúc 17:20

Câu 9:

- Các bước tiến hành mổ giun đất :

+Bước 1: đặt giun nằm sấp giữa khay mổ ,cố định đầu và đuôi bằng 2 định ghim.

+Bước 2: dùng kẹp kéo da ,dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.

+ Bước 3: đổ nước ngập cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể ,dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.

+ Bước 4: phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim đến đó, dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục về đến đuôi.

Cầm Đức Anh
26 tháng 10 2017 lúc 17:25

Câu 4:

-Vai trò:
*có lợi
+vùng san hô là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt nhiệt đới là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương
+san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu,.....là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức
+san hô đá là 1 trong những cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng
+hóa thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất
+làm thức ăn
+quy hoạch và nuôi trồng để tạo thành khu sinh thái có ý nghĩa về mặt du lịch
+ý nghĩa về sinh thái đối với biển và đại dương
* tác hại
+gây ngứa và độc cho người: vd: sứa
+đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường biển

Câu 5:

Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tế bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.

Câu 6:

Sán lá gan trưởng thành ----(**)---> Trứng ----(gặp nước)---> Ấu trùng có lông ------> Ấu trùng (kí sinh trong ốc ruộng) ----------> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) ------> Kết kén (bám vào rau bèo) ----> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò)

Biện pháp:

Tẩy giun sán cho trâu bò khi phát hiện nhiễm giun

Nuôi trâu bò bằng hầm pioga

Hạn chế cho trâu bò ăn ngoài ruộng,...

Chu Vân Anh
26 tháng 10 2017 lúc 17:30

câu 4:-vai trò ngành ruột khoang:

+giúp cân bằng hệ sinh thái trên trái đất

+tạo nên 1 trong các cảnh quan độc đáo ở đại dương

+1 số loài coǹ làm thức ăn cho người

câu 5:*giống: trùng sốt rét và trùng kiết lị đều lấy chất dinh dưỡng (chất nguyên sinh) từ hồng cầu

*khác:-trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu

- trùng kiết lị ăn hồng cầu

câu 6:Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày)--> Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi-->Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi->Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ. bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ' thành kén sán-->Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

Chu Vân Anh
26 tháng 10 2017 lúc 17:43

câu 7:-cách phòng chống:+uống thuốc tẩy giun định kì

+ăn ở sạch sẽ,ăn chín uống sôi,thức ăăn khi chưa ăn đậy bằng lồng bàn

+kg ăn đồ ăn sống,rau sống chưa qua khử trùng,rửa sạch

+rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn,sau khi ra ngoài,sau khi đi vệ sinh

+diệt trừ ruồi nhặng

+xây nhà tiêu,hố xí đảm bảo vệ sinh 1 cách khoa học đẻ trứng ấu trùng thức ăn ruột non máu,tim ,gan,ruột

Chu Vân Anh
26 tháng 10 2017 lúc 17:50

câu 8:-giun móc câu kí sinh ở tá tràng,xâm nhập cơ thể qua da bàn chân

-tác hại:làm người bệnh xanh xao,vàng vọt

-cách phòng chống:đi giày dép khi đi ra ngoài

câu 9:b1:đặt giun nằm sấp giữa khay mổ.cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh gim

b2:dùng kẹp kéo da,dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi

b3:đổ nươc ngập cơ thể giun.dùng kẹp phanh thành cơ thể,dùng dao tách ruột khỏi tah̀nh cơ thể

b4:phanh cơ thể đến đâu cắm gim tới đó.dùng keo cắt dọc cơ thể như vậy về phía đầu

nguyen thi vang
26 tháng 10 2017 lúc 21:11

Câu 2 : Cho biết vòng đời phát triển của trùng sốt rét

1:Trùng sốt rét chui vào kí sinh trong hồng cầu
2:Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu
3:sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới
4:Chúng phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời mới

nguyen thi vang
26 tháng 10 2017 lúc 21:15

Câu

Biện pháp bảo vệ cơ thể chống bệnh giun đũa :

-Ăn ở sạch sẽ

-Không ăn rau sống khi chưa qua sát trùng

-Không uống nước lã

-Rửa tay trước khi ăn

-Thức ăn phải để trong lồng bàn hoặc đậy kín

-Vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào)

-Diệt trừ ruồi nhặng

-Xây nhà vệ sinh phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (tự hoại hoặc 2 ngăn,..)

-Uống thuốc sổ giun từ 1 đến 2 lần trong năm

-Ăn chín uống sôi

=>Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện.

nguyen thi vang
26 tháng 10 2017 lúc 21:17

Câu 5 : Dinh dưỡng ờ trũng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ?

Hướng dẫn trả lời:

Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Vũ Đức Hoàng
Xem chi tiết
Hồ Hoàng Long
Xem chi tiết
uyên nguyễn
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Aabcs
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
NGUYỄN NGỌC ÁNH DƯƠNG
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết