1. Nguyên lí nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
- Yên dân + Trừ bạo
-> Lo cho dân, vì dân => Tư tưởng cốt lõi để giành chiến thắng, cai trị đất nước.
=> Tư tưởng này vừa kế thừa, vừa có sự phát triển từ tư tưởng nhân nghĩa của cha ông.
+ Kế thừa ở chỗ: Nhân nghĩa chỉ mối quan hệ giữa người với người.
+ Phát triển ở chỗ: Nhân nghĩa chỉ quan hệ giữa dân tộc với dân tộc, gắn nhân nghĩa với yêu nước chống xâm lược.
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
- Văn hiến
- Lãnh thổ
- Phong tục
- Lịch sử
- Chủ quyền
=> Tác giả đã sử dụng phép so sánh, liệt kê, phép đối để khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với các quốc gia phương Bắc (Trung Quốc).
=> Bình Ngô đại cáo vừa có sự tiếp nối vừa có sự phát triển so với bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất (Nam quốc sơn hà)
+ Tiếp nối: Khẳng định dân tộc ta có lãnh thể, có chủ quyền và thể hiện được lòng tự tôn dân tộc.
+ Phát triển ở chỗ:
· Khẳng định dân tộc ta là một dân tộc có văn hiến, phong tục, lịch sử.
· Nếu như Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đề cao vai trò của thần linh thì Nước Đại Việt ta (Bình Ngô đại cáo) đề cao vai trò của con người.
=> Tác giả khẳng định vua nước ta ngang hàng với vua phương Bắc, đặc biệt là Trung Quốc. Sau đó, tác giả nêu tên hàng loạt các vị anh hùng dân tộc của nhiều thế hệ: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Bà Trưng, Bà Triệu,… Qua đó nhằm khẳng định vị thế đáng tự hào của dân tộc ta so với các dân tộc khác, đặc biệt là so với các triều đại phong kiến phương Bắc.
3. Sức mạnh của nhân nghĩa – Thực tiễn lịch sử:
- Lưu Cung tham công nên thất bại.
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
=> Nghệ thuật liệt kê đã làm nổi bật sự thất bại thảm hại của kẻ thù và ngợi ca chiến thắng vẻ vang của quân ta. Chính nghĩa đã làm nên thắng lợi. => Niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
- Thực chất, có một sự thật lịch sử không được nói đúng. Thực chất là:
+ Ô Mã Nhi bị tướng Đỗ Hành bắt sống ở trong trận Bạch Đằng.
+ Tướng giặc Toa Đô bị tướng Trần Nhật Duật của ta giết ở trận Hàm Tử.
=> Nhưng điều đó không có nghĩa là Nguyễn Trãi không tôn trọng sự thật lịch sử mà những tên tuổi, sự kiện đều được nêu ra nhằm phản ánh kịp thời những chiến thắng vang dội của ta, bởi vậy, thứ tự trước sau của sự việc không còn quan trọng nữa.