Câu 1: Để đưa vật nặng lên cao ta sử dụng những cách nào? Tại sao đường qua đèo thường ngoằn ngoèo rất dài? Ở trong xe đạp, có những loại máy cơ đơn giản nào?
Câu 2: Cấu tạo nhiệt kế y tế có đặc điểm gì khác biệt, nó có tác dụng gì? Vì sao nhiệt kế y tế ko có nhiệt độ trên 42 độ C và dưới 34 độ C?
Câu 3: Nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất? Tại sao tôn lợp nhà lại có dạng gợn sóng?
Câu 4: khi làm nóng một lượng chất lỏng thì đại lượng nào thay đổi. Gải thích vì sao?
+ Khối lượng
+Thể tích
+Trọng lượng riêng
Câu 5: Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây thay đổi. Giải thích vì sao?
+Trọng lượng
+Thể tích
+Khối lượng riêng
Câu 6:Vì sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng đó?
Câu 7: Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày vì sao cóc dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng? Để tránh hiện tượng đó cần phải làm gì?
Câu 8: Đổi: 20 độC, 45độC=?độ F
Đổi: 68 độ F, 70 độ F=? độ C
HELP ME! Ai làm nhanh, đậy đủ, chính xác mình tick cho!
Mình đang cần gấp! Thank trước nha!
Nhiều thật ... :( nhưng tớ sẽ cố gắng ...
Câu 1 : Có nhiều cách để kéo vật lên cao :
Thứ nhất : Kéo trực tiếp vật lên từ trên cao
Thứ hai : Sử dụng ròng rọc động sẽ có lợi về lực
+ Đường qua đèo thường ngoằn nghèo rất dài vì để giảm độ nguyên của đường, dễ di chuyển hơn
+ Ở trong xe đạp có những loại máy cơ : Đòn bẩy và ròng rọc
Câu 2 : Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm khác biệt : Ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có một chỗ thắt
Tác dụng : Ngăn không cho thủy ngân tuột xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.
+ Nhiệt kế y tế không có nhiệt trên 42oC và dưới 34oC vì : Nhiệt độ cơ thể con người chỉ dao động từ 34oC đến 42oC chứ không có trên 42oC hay dưới 34oC
Câu 3 : Sự nở vì nhiệt của chất rắn :
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng :
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Các chất lỏng khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau
Sự nở vì nhiệt của chất khí :
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
+ Tôn lợp nhà có dạng gợn sóng vì : Khi trời nóng, sẽ có một lượng nhiệt rất lớn chiếu vào mái tôn, nếu mái tôn thẳng băng mái tôn thì sẽ làm cho các đinh bung ra. Khi để dạng gợn sóng thì có đủ diện tích để giãn nở
Câu 4 : Khi làm nóng chất lỏng thì đại lượng Khối lượng riêng và thể tích sẽ thay đổi vì khi nhiệt độ tăng, khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật tăng => Thể tích của vật tăng trong khi khối lượng của vật đó không thay đổi. Áp dụng công thức \(D=\dfrac{m}{V}\) => Khối lượng riêng của vật giảm
Câu 5 : Khi làm lạnh chất lỏng thì Khối lượng riêng và thể tích sẽ thay đổi vì ... ( giống câu 4, đổi một chút ý )
Câu 6 : Vì khi ta rót nước nóng vào phích, không khí bên ngoài sẽ tràn vào, không khí đó gặp nóng sẽ nóng lên, nở ra, thể tích tăng gặp nút cản trở gây ra lực lớn làm bật nắp phích
Câu 7 : Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày : Khi tiếp xúc với nước nóng, lớp thủy tinh bên trong giãn nở, trong khi đó lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp giãn nở vì thế thành ra giãn nở không đều => gây ra lực lớn làm vỡ cốc. Để tránh hiện tượng đó, ta sẽ đổ một ít nước nóng vào cốc để cốc giãn nở hết cốc sau đó mới rót tiếp
Câu 8 : Đổi :
oF = ( 20oC . 1,8 ) + 32
= 36 + 32
= 68oF
oF = ( 45oC . 1,8 ) + 32
= 81 + 32
= 113oF
oC = ( 68oF - 32 ) : 1,8
= 36 : 1,8
= 20oC
oC = ( 70oF - 32 ) : 1,8
= 38 : 1,8
= 21,11