Ôn tập học kỳ II

Ngọc Minh Khánh Nguyễn

Câu 1. Để đốt cháy 68 g hỗn hợp khí H2 và khí CO cần 89,6 lít oxi (đktc). Xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp ban đầu.

Câu 2. Một dd có chứa 26,5 g NaCl trong 75 g H2O ở 25oC. Hãy xác định dd NaCl nói trên là chưa bão hòa. Biết độ tan của NaCl trong nươc ở 25oC là 36 g.

Câu 3. Nung nóng m gam hỗm hợp CaCO3 và MgCO3 đến phản ứng hòa toàn, sau phản ứng thu được 2,72 g hỗn hợp 2 oxit và 1344 ml khí CO2 (đktc). Hãy xác định giá trị của m.

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 57,6 g hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe trong dd HCl thì cần dùng 360 g dd HCl 18,25% để tác dụng vừa đủ. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 và dd Y.

Cho toàn bộ H2 sinh ra tác dụng hết với CuO dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm Cu và CuO có khối lượng nhỏ hơn khối lượng CuO ban đầu là 3,2 g. Nếu cô cạn dd Y thì thu được bao nhiêu g muối khan.

CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA !!!!!!!

Hải Đăng
25 tháng 5 2019 lúc 20:09

Câu 2:

Dung dịch NaCl bão hoà ở 25°C là dung dịch chứa 36 g NaCl trong 100 g H2O.

Như vậy, 75 g nước ở 25°C sẽ hoà tan được :

\(m_{NaCl}=\frac{36.75}{100}=27\left(g\right)\)

Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hoà, vì dung dịch này có thể hoà tan thêm được : 27 – 26,5 = 0,5 (g) NaCl ở nhiệt độ 25°C.

Minh Khánh
25 tháng 5 2019 lúc 20:15

Câu 1. PTHH:

1. \(2CO+O_2\rightarrow2CO_2\uparrow\)

2. \(2H_2+O_2\rightarrow2H_2O\)

Số mol của oxi: \(\frac{89,6}{22,4}=4\left(mol\right)\)

- Từ PTHH trên ta nhận thấy:

+ 2 mol H2 ( hay CO) đều phản ứng với 1 mol oxi.

+ 8 mol hỗn hợp phản ứng với 4 mol oxi.

- Gọi số mol CO là x, số mol H2\(\left(8-x\right)\)

\(28x+2\left(8-x\right)=68\)

Giải ra ta có: \(x=2\)

\(\%V_{CO}=\frac{2}{8}\cdot100\%=25\%\)

\(\%V_{H_2}=\frac{6}{8}\cdot100\%=75\%\)

Minh Khánh
25 tháng 5 2019 lúc 20:20

Câu 2.

Dung dịch NaCl bão hòa ở \(25^oC\) là dung dịch chứa 36 g NaCl trong 100 g \(H_2O\)

Như vậy, 75 g nước ở \(25^oC\) sẽ hòa tan được:

\(m_{NaCl}=\frac{36\cdot75}{100}=27\left(g\right)\)

Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hòa, vì dung dịch này có thể hòa tan thêm được: \(27-26,5=0,5\left(g\right)\) ở nhiệt độ \(25^oC\)

Minh Khánh
25 tháng 5 2019 lúc 20:29

Câu 3. PTHH:

1. \(CaCO_3\underrightarrow{t^o}CaO+CO_2\uparrow\)

2. \(MgCO_3\underrightarrow{t^o}MgO+CO_2\uparrow\)

\(n_{CaCO_3}=x\), \(n_{MgCO_3}=y\)

\(n_{CO_2}=\frac{1344}{22400}=0,06\left(mol\right)\)

Ta có hệ phương trình

\(56x+40y=2,72\)

x + y = 0,06

Giải ra, ta có: x = 0,02(mol); y = 0,04(mol)

\(m=m_{CaCO_3}+m_{MgCO_3}=0,02\cdot100+0,04\cdot84=5,36\left(g\right)\)

Minh Khánh
25 tháng 5 2019 lúc 20:47

Câu 4.

\(n_{HCl}=\frac{360\cdot18,25}{100\cdot36,5}=1,8\left(mol\right)\)

PTHH:

H2 + CuO \(\underrightarrow{t^o}\) Cu + H2O

x____x______x____x mol

Theo đề bài: mCuO(dư) + mCuO(phản ứng) - 3,2

\(\Leftrightarrow\) mCu = mCuO (phản ứng) - 3,2

\(\Leftrightarrow64x=80x-32\)

\(\Leftrightarrow16x=32\)

\(\rightarrow x=0,2\left(mol\right)\), \(m_{H_2}=0,4\left(g\right)\)

PTHH:

Fe + 2HCl ------> FeCl2 + H2 \(\uparrow\)

Số mol HCl tác dụng với Fe3O4, Fe2O3, FeO là: 1,8 - 0,4 = 1,4 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

(1) \(Fe_3O_4+8HCl\rightarrow2FeCl_3+FeCl_2+4H_2O\)

(2) \(Fe_2O_3+6HCl\rightarrow FeCl_3+3H_2O\)

(3) \(FeO+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2O\)

Qua PTHH (1), (2), (3) ta nhận thấy \(n_{H_2O}=\frac{1}{2}n_{HCl}=\frac{1,4}{2}=0,7\left(mol\right)\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mhỗn hợp + mHCl = mmuối + m\(H_2O\) + m\(H_2\)

57,6 + 1,8 . 36,5 = mmuối + 0,7 . 18 + 0,4

\(\Rightarrow\) mmuối = 57,6 + 65,7 - 12,6 - 0,4 = 110,3 (g)

Mai Phương Thảo
25 tháng 5 2019 lúc 20:59

Câu 3:
PTHH: CaCO3 \(\underrightarrow{t^o}\) CaO + CO2\(\uparrow\)
MgCO3 \(\underrightarrow{t^o}\) MgO + CO2\(\uparrow\)
n\(CO_2\) = \(\frac{1,344}{22,4}=0,06\left(mol\right)\)
=> m\(CO_2\) = 0,06.44 = 2,64 (g)
Áp dụng ĐLBTKL ta có:
mhh muối = mhh oxit + m\(CO_2\)
=> m = 2,72 + 2,64 = 5,36 (g)

Mai Phương Thảo
25 tháng 5 2019 lúc 20:53

Câu 1:
PTHH: 2H2 + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2H2O(1)
2CO + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2CO2\(\uparrow\)(2)
n\(O_2\) = \(\frac{89,6}{22,4}=4\left(mol\right)\)
Gọi x,y lần lượt là số mol của H2 và CO có trong 68g hh (x,y>0)
Theo PT(1): n\(O_2\) = \(\frac{1}{2}\)n\(H_2\)= \(\frac{1}{2}\)x (mol)
Theo PT(2): n\(O_2\) = \(\frac{1}{2}\)nCO = \(\frac{1}{2}\)y (mol)
=> \(\frac{1}{2}\)x + \(\frac{1}{2}\)y = 4 (*)
Theo đề, ta có: m\(H_2\) + mCO = 68
=> 2x + 28y = 68 (**)
Từ (*) và (**) => \(\left\{{}\begin{matrix}\frac{1}{2}x+\frac{1}{2}y=4\\2x+28y=68\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=6\\y=2\end{matrix}\right.\)
Vậy thành phần phần % theo m mỗi chất trong hhbđ lần lượt là:
%m\(H_2\) = \(\frac{6.2}{68}.100\%=17,65\%\)
%mCO = 100% - 17.65% = 82,35%


Các câu hỏi tương tự
Trang Dương
Xem chi tiết
phạm quang vinh
Xem chi tiết
Jin
Xem chi tiết
Nguyễn Vy
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
thiên sơn
Xem chi tiết
Kirito-Kun
Xem chi tiết
Hiếu Nguyễn
Xem chi tiết
vũ thùy dương
Xem chi tiết