Chương IV: Phân bào

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Linh

Câu 1: Có một tế bào VSV có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào được tạo ra từ tế bào nói trên sau 150 phút là bao nhiêu ?

Câu 2: Giả sử trong điều kiện nuôi cấy lí tưởng, một vi sinh vật cứ 20' phân đôi 1 lần. Khi số lượng tế bào được tạo thành là 64 thì số lần phân chia của tế bào này là bao nhiêu?

Câu 3: Có 7 tế bào rễ hành trong đó có 2TB nguyên phân 3 đợt, 5 TB nguyên phân 2 đợt, có bao nhiêu tế bào con được tạo thành?

Câu 4. Từ một tế bào, qua 5 lần nguyên phân sẽ tạo ra số tế bào con là:

Câu 5 : Có một tế bào VSV có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào được tạo ra từ tế bào nói trên sau 120 phút là bao nhiêu ?

Câu 6. Có 2 tế bào nguyên phân 3 lần hình thành tế bào sinh tinh tham gia gim phân s tinh trùng to thành là:

Câu 7: Có 6 tế bào rễ hành trong đó có 2TB nguyên phân 3 đợt, 4 TB nguyên phân 2 đợt, có bao nhiêu tế bào con được tạo thành?

Câu 8(1,5 điểm ) Vịt nhà có bộ NST 2n = 80, có 25 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của vịt nhà giảm phân. Xác định:

a.Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng.

b. Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng.

c. Số thể định hướng được tạo ra cùng với số NST của chúng.

Câu 9. Do đâu nguyên phân tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tb mẹ?

Câu 10. So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân?

Câu 11. Sự bắt đôi của các NST tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I có ý nghĩa gì?

Câu 12. Giải thích nguồn gốc của các loại biến dị tổ hợp có thể có trong quá trình giảm phân

Câu 13. Tại sao nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?

Câu 14. Tại sao số NST ở các tế bào sinh dưỡng bình thường luôn là một số chẵn, được kí hiệu 2n. Giải thích tính ổn định về số lượng của bộ NST 2n qua các thế hệ của loài sinh sản hữu tính?

Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 3 2020 lúc 16:04

Câu 1: Có một tế bào VSV có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào được tạo ra từ tế bào nói trên sau 150 phút là bao nhiêu ?

---

Số lần NP: 150/30= 5(lần)

Số TB được tạo ra từ 1 TB nói trên: 25=32(TB)

Câu 2: Giả sử trong điều kiện nuôi cấy lí tưởng, một vi sinh vật cứ 20' phân đôi 1 lần. Khi số lượng tế bào được tạo thành là 64 thì số lần phân chia của tế bào này là bao nhiêu?

Ta có , qua x lần phân bào thì số lượng TB tạo thành là 2x

Ta có: 64=2x=26

=> TB phân chia 6 lần

Câu 3: Có 7 tế bào rễ hành trong đó có 2TB nguyên phân 3 đợt, 5 TB nguyên phân 2 đợt, có bao nhiêu tế bào con được tạo thành?

Số TB con được tạo thành: 2.23 + 5.22=36(TB)

Câu 4. Từ một tế bào, qua 5 lần nguyên phân sẽ tạo ra số tế bào con là:

Số TB con được tạo thành: 25=32(TB)

Câu 5 : Có một tế bào VSV có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào được tạo ra từ tế bào nói trên sau 120 phút là bao nhiêu ?

Số lần phân bào: 120/30=4(lần)

Số TB được tạo ra: 24=16(TB)

Câu 6. Có 2 tế bào nguyên phân 3 lần hình thành tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là:

Số TB sinh tinh: 23=8(TB)

1TB sinh tinh qua GP tạo ra 4 tinh trùng

=> Số tinh trùng được tạo ra: 8x4=32(tinh trùng)

Câu 7: Có 6 tế bào rễ hành trong đó có 2TB nguyên phân 3 đợt, 4 TB nguyên phân 2 đợt, có bao nhiêu tế bào con được tạo thành?

Số TB con được tạo thành: 2.23+4.22=32(TB)

Câu 8(1,5 điểm ) Vịt nhà có bộ NST 2n = 80, có 25 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của vịt nhà giảm phân. Xác định:

a.Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng.

b. Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng.

c. Số thể định hướng được tạo ra cùng với số NST của chúng.

---

a) Số tinh trùng: 25x4= 100(tinh trùng)

Số NST trong các tinh trùng: 100.n=100.40=4 000(NST)

b) Số trứng được tạo ra: 50 (trứng)

Số NST trong các trứng: 50.n=50.40=2000(NST)

c) Số thể định hướng được tạo ra: 50.3= 150(thể định hướng)

Số NST trong các thể định hướng: 150.n=150.40= 6 000 (NST)

Câu 9. Do đâu nguyên phân tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tb mẹ?

Nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST y hệt của mẹ là do các cơ chế:

- Nhân đôi ADN dẫn tới nhân đôi NST

- Sự phân ly đồng đều của các NST đơn trong NST kép về 2 tế bào con.


Câu 10. So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân?

Phân bào

Câu 11. Sự bắt đôi của các NST tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I có ý nghĩa gì?

- Trong quá trình bắt đôi, các NST của cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau→ hoán vị gen, do đó tạo ra sự tái tổ hợp các gen→cơ sở xuất hiện tổ hợp gen mới → cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống

- Nếu không có sự bắt đôi thì sự phân chia các NST về các cực tb sẽ không đều → đột biến số lượng NST

Câu 12. Giải thích nguồn gốc của các loại biến dị tổ hợp có thể có trong quá trình giảm phân

Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh. Hiện tượng TĐC ở kì đầu I của GP tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau, là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp

Câu 13. Tại sao nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?

- Vì nó là phân bào nguyên nhiễm

- Gồm 4 kì

- Diễn biến NST cơ bản giống nhau: NST co xoắn ( kì đầu, kì giữa, kì sau), NST thóa xoắn (kì cuối), NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (KG), NST kép tách thành NST đơn phân li về 2 cực của tế bào (KS)

- Điểm khác: ở GP II không có sự nhân đôi NST, tế bào con có bộ NST đơn bội (n)

Câu 14. Tại sao số NST ở các tế bào sinh dưỡng bình thường luôn là một số chẵn, được kí hiệu 2n. Giải thích tính ổn định về số lượng của bộ NST 2n qua các thế hệ của loài sinh sản hữu tính?

* Bộ NST luôn là một số chẵn vì hợp tử của các cá thể nhận được số NST đồng đều từ giao tử được của bố và giao tử cái của mẹ

* Tính ổn định:

- Giảm phân của tế bào sinh dục tạo giao tử (n) NST

- Quá trình thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử 2n NST

- Quá trình nguyên phân của hợp tử tạo một cơ thể đa bào

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Kiên Phạm
Xem chi tiết
Cung Thiên Bình
Xem chi tiết
nthuthao
Xem chi tiết
Trương Hữu Khánh
Xem chi tiết
Xuân Hoàng Hà
Xem chi tiết
nthuthao
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Trương Hữu Khánh
Xem chi tiết
Thất
Xem chi tiết
Van Doan Dao
Xem chi tiết