Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Thảo

Câu 1: Cho biết đặc điểm khí hậu, đất đai, sông ngòi, sinh vật ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Câu 2: Địa hình nước ta có đặc điểm như thế nào? CMR: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

Câu 3: Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các khu vực địa hình (đồi núi, đồng bằng)

Câu 4: Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các miền tự nhiên.

Câu 5: BT2 (SGK-trang 129)

Sakura Iris
29 tháng 4 2019 lúc 21:58

Câu 1:

Đặc điểm:

*Khí hậu:

- Có tính chất nhiệt đới:

+, Do nước ta nằm trọn vẹn ở đới nóng thuộc Bắc bán cầu.

+, Do càng đi về phía Nam càng gần xích đạo.

- Có tính chất gió mùa:Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á.

-Có tính chất ẩm:+, Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa.

+, Kết hợp bức chắn địa hình.

-Có tính đa dạng:

+, Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa.

+, Do ảnh hưởng của địa hình( hướng núi và độ cao của núi)

+, Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ ( xấp xỉ 15o vĩ)

-Có tính thất thường:

+, Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa châu Á.

+, Do hiệu ứng nhà kính.

+, Eninô và Lanina.

*Đất đai:

-Đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió màu ẩm của thiên nhiên VN: Do nhiều nhân tố tạo thành như đá mẹ,địa hình,khí hậu,sinh vật, nguốn nước, con người.

*Sông ngòi:

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước: Do nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa lớn, địa hình chủ yếu là đồi núi, bề mặt địa hình dốc, bị cắt xẻ hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.

-Có lượng phù sa lớn:

+, Do lượng mưa trung bình năm lớn( từ 1500mm-2000mm/năm)

+, Do hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

-Có 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung: Do chịu ảnh hưởng của địa hình lãnh thổ,dài hẹp ngang, sông ngắn và dốc.

- Có 2 mùa nước đầy và cạn: Do nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước tùy thuộc vào chế độ mưa.

*Sinh vật:

-Đa dạng và phong phú:

+, Do môi trường sống đa dạng.

+,Do nước ta nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư của sinh vật.

+, Do không bị tiêu diệt trong thời kì Kỷ Băng Hà nên tồn tại và phát triển lâu dài.

ps: 8ccccc

Sakura Iris
29 tháng 4 2019 lúc 22:04

Câu 2:

- Đặc điểm của địa hình nước ta:

+ Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN(chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ)

+ Địa hình nước ta được Tân Kiến Tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Núi,đồi,đồng bằng, bờ biển....

+Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh của con người.

- Địa hình VN mang tính chất nhiệt đới gió mùa được biểu hiện:

*Tính chất nhiệt đới:

+ Quanh năm nhận được 1 lượng nhiệt dồi dào.

+ Số giờ nắng cao từ 1400-3000h/năm

+ Trung bình 1m2 lãnh thổ nhận được 1 triệu kcal.

+ Nhiệt độ trung bình toàn quốc trên 21oC tăng dần từ Bắc vào Nam.

*Tính chất gió mùa:

+ Có 2 mùa rõ rệt tương ứng vs 2 mùa gió.

+ Mùa khô hạnh ứng với mùa gió Đông Bắc.

+ Mùa hạ nóng ẩm ứng vs mùa gió Tây Nam.

* Tính chất ẩm:

+ Nước ta có lượng mưa trung bình lớn từ 1500-2000mm/năm.

+ Độ ẩm TB cao trên 80%.

Sakura Iris
29 tháng 4 2019 lúc 22:07

Câu 4:

Yếu tố Miền Bắc và Đông Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Địa chất – Địa hình Miền nền cổ, núi thấp, hướng vòng cung là chủ yếu. Miền địa hình mảng, núi cao, hướng tây bắc – đông nam là chủ yếu. Miền nền cổ, núi và cao nguyên hình khối, khối nhiều hướng khác nhau.
Khí hậu – thủy văn

- Lạnh nhất cả nước, mùa đông kéo dài.

- Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng…, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.

- Mùa đông lạnh do núi cao và gió mùa đông bắc.

- Sông Đà, sông Mã, sông Cả… mùa lũ (Bắc Trung Bộ) từ tháng 9 đến tháng 12.

- Nóng quanh năm, lạnh so với núi cao.

- Sông Mê Công, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ, lũ từ tháng 7 đến tháng 11, kênh rạch nhiều.

Đất – Sinh vật

- Đất feralit đỏ vàng, đất đá vôi.

- Rừng nhiệt đới và á nhiệt đới với nhiều loại ưa lạnh á nhiệt.

- Có nhiều vành đai thổ nhưỡng, sinh vật từ nhiệt đới tới ôn đới núi cao.

- Nhiều loại ưa khô và lạnh núi cao.

Nhiều đất đỏ và đất phù sa. Sinh vật nhiệt đới phương Nam. Rừng ngập mặn phát triển.
Bảo vệ môi trường Chống rét, hạn bão, xói mòn đất, trồng cây, gây rừng. Chống rét, lũ, hạn hán, xói mòn đất, gió tây khô nóng, cháy rừng.

- Chống bão, lũ, hạn hán, cháy rừng.

- Chung sống với lũ.

Sakura Iris
29 tháng 4 2019 lúc 22:12

Câu 5:* Nhận xét:

- Trong 3 nhóm đrong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp đó là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%).

65% 11% 24%


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trần Kim An
Xem chi tiết
Huyền Trâm
Xem chi tiết
Hoàng Thiên Trường Bùi
Xem chi tiết
Lê Thị Trúc đào
Xem chi tiết
Em Nam
Xem chi tiết
Jack Sparrow
Xem chi tiết
Yuun Yuun
Xem chi tiết
Em Nam
Xem chi tiết
Ngoc Bích
Xem chi tiết