Câu 1: Cho 60,5g hỗn hợp gồm 2 kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl). Thành phần phần trăm của sắt trong hỗn hợp là 46,289%. Tính:
a) Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc).
c) Khối lượng các muối tạo thành sau phản ứng.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Al, Fe và dung dịch HCl.
a) Viết các phương trình phản ứng điều chế khí hiđrô từ các chất trên.
b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho nhiều khí H2 hơn ? Nếu điều chế 11,2 lít H2 (đktc) thì số gam mỗi kim loại trên cần dùng là bao nhiêu?
Lưu ý: Trình bày cụ thể, đầy đủ, chính xác, dễ hiểu.
câu 2
a)\(Fe+2HCl->FeCl_2+H_2\) (1 )
\(2Al+3H_2SO_4->Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\) (2)
b) giả sử gọi m là khối lượng của mỗi loại Fe và Al
ta có \(n_{Fe}=\dfrac{m}{56}\).Theo ( 1) => \(n_{H2\left(1\right)}=\dfrac{m}{56}\) (3)
Ta có \(n_{Al}=\dfrac{m}{27}.Theo\left(2\right)=>n_{H2\left(2\right)}=\dfrac{m}{18}\left(4\right)\)
từ (3) và (4) => Al cho nhiều khí H2 hơn
ý còn lại làm tương tự nha