. Chiến thắng quân xâm lược Thanh của Quang Trung – Nguyễn Huệ năm 1789 có ý nghĩa nào sau đây?
A. Thống nhất được đất nước về lãnh thổ.
B. Phát triển nhà nước phong kiến Đại Việt.
C. Bảo vệ được độc lập dân tộc.
D. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc.
Mọi người giúp mình nhé mai mình kiểm tra .
1. cơ sở bên trong dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đầu công nguyên là :
A. sự phát triển của các ngành kinh tế B. sự tiếp thu và sáng tạo văn hóa ấn độ
C.sự phát triển của nền nông nghiệp lúa nước D.sự ra đời và của thủ công và ngoại thương
2. trong các lãnh địa phong kiến, lực lượng sản xuất chính để nuôi sống Xã hội là
A.nông nô B. chế độ dân chủ tư sản C. chế độ dân chủ phong kiến D.chế độ phong kiến phân quyền
3. điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến tây âu với phong kiến phương đông là gì ?
A. chế độ quân chủ lập hiến B. chế độ dân chủ tư sản
C. chế độ dân chủ phong kiến D. chế độ phong kiến phân quyền
4.điểm khác nhau của vương triều mô gôn so với vương triều hồi giáo đêli là
A. bị ấn độ hóa B. xuất hiện vị vua kiệt xuất C.vương triều ngoại tộc .D.theo hồi giáo
1.Cơ sở bên trong dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đầu công nguyên là
a - Sự phát triển của ngành Kinh Tế
b - Sự tiếp thu và sáng tạo văn hóa Ấn Độ
c - Sự phát triển của ngành kinh tế lúa nước
d - Sự ra đời của thủ công và ngoại thương
2.Điểm khác nhau của Vương triều Mô gôn và vương triều Đê li là
a - Bị ấn độ hóa
b - Xuất hiện vị vua kiệt xuất
c - Vương triều vị vua ngoại tộc
d - theo Hồi giáo
3. Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông là gì
a - Chế độ quân chủ lập hiến
b - Chế độ dân chủ tư sản
c- Chế độ dân chủ phong kiến
d - Chế độ phong kiến phân quyền
4.Điểm mới trong quan hệ sản xuất dưới thời nhà Minh so với các triều đại còn lại của Trung Quốc là gì ?
a - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
b - Quan hệ sản xuất phong kiến được xác lập
c - Quan hệ sản xuất phong kiến được củng cố và phát triển
d - Xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
p/s: mong mọi người giúp đỡ. Tks nhiều. Em cần gấp
Câu 1: Từ thời kỳ dựng nước cho đến thế kỷ XIX, nước ta trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử?
A. 3.000 năm B. 4.000 năm C. 5.000 năm D. 25.000 năm
Câu 2: Những người nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, sớm nhất, đó là quốc gia nào?
A. Lâm áp - Cham-pa B. Văn Lang - Âu Lạc
C. Phù Nam D. Đại Việt
Câu 3: Dân tộc Việt Nam bước vào thời đại phong kiến độc lập từ thế kỷ nào?
A. Thế kỷ V B. Thế kỷ IX C. Thế kỷ X D. Thế kỷ XV
Câu 4: Đến thế kỷ X, dân tộc ta đã trải qua một ngàn năm chiến đấu chống bọn xâm lược nào?
A. Chống phong kiến phương Bắc B. Chống phong kiến phương Nam
C. Chống thực dân phương Tây D. Chống phong kiến Mãn Thanh
Câu 5: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nước Việt Nam được xây dựng theo chế độ nào?
A. Dân chủ phong kiến B. Quân chủ chuyên chế, TW tập quyền
C. Phong kiến phân quyền D. Tất cả đều sai
Câu 6: Bộ Quốc triều hình luật được viết dưới thời nào?
A. Nhà Lý B. Nhà Trần C. Nhà Lê D. Nhà Nguyễn
Câu 7: Bộ Hoàng Việt luật lệ được viết dưới thời nào trong lịch sử nước ta?
A. Thời LýB. Thời Trần C. Thời Lê D. Thời Nguyễn
Câu 8: Chính sách, đối ngoại của nước ta được bắt đầu từ thời nào?
A. Thời Đinh B. Thời Lý C. Thời Trần D. Thời tiền Lê
Câu 9: Chính sách đối ngoại chung của ta từ thời Đinh đến các triều đại phong kiến sau này mang tinh thần gì?
A. Độc lập, tự chủ B. Dân tộc, đại chúng
C. Dân chủ nhân dân D. Tất cả tinh thần trên
Câu 10: Đến thời kỳ nào, Nhà nước phong kiến đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất trên toàn quốc, lập địa bạ các làng xã, phân rõ ruộng đất công và tư?
A. Thời nhà Lý B. Thời nhà Trần
C. Thời nhà Hồ D. Thời nhà Nguyễn
Câu 11: Ngoại thương của nước ta phát triển mạnh vào thời gian nào?
A. Thế kỷ XV B. Thế kỷ XV - XVI
C. Thế kỷ XVII - XVIII D. Thế kỷ XVIII - XIX
Câu 12: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng:
"Tiếp nhận Nho giáo …………… từ nước ngoài, người Việt Nam đã hoà lẫn nó với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng".
A. Thiên Chúa giáo B. Phật giáo
C. Đạo giáo D. ấn Độ giáo
Câu 13: Dựa trên cơ sở chữ nào, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết để ghi chép, sáng tác thơ văn?
A. Chữ Hán B. Chữ Hán, chữ Nôm
C. Chữ Chăm, chữ Nôm D. Tất cả các chữ trên
Câu 14: Dòng văn học dân gian của nước ta gồm các thể loại nào tiêu biểu nhất?
A. Ca dao, tục ngữ B. Ca dao, tục ngữ, truyện kí
C. Ca dao, dân ca D. Tục ngữ, ca dao, hò, vè
Câu 15: Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI
A. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo
B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn
C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo
D. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn
Câu 16: Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sản phẩm đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII theo thứ tự thời gian
A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa
B. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa
C. Chi Lăng-Xương Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi-Đống Đa, Như Nguyệt
D. Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi- Đống Đa, Như Nguyệt Bạch Đằng
Câu 17: Thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Tây là
A. dân chủ cổ đại. B. quân chủ lập hiến.
C. quân chủ chuyên chế. D. dân chủ tư sản.
Câu 18: Tại sao dưới thời nhà Đường kinh tế nông nghiệp phát triển?
A. Do xác định đúng thời vụ B. Do thực hiện chính sách quân điền
C. Do giảm tô thuế, sưu dịch D. Do áp dụng kỹ thuật canh tác mới
Câu 19: Chức quan mới được đặt dưới thời nhà Đường là
A. Tể tướng. B. Thái úy. C. Tiết độ sứ. D. Thượng thư.
Câu 20: Khi người Giec-man tràn vào đế quốc Rô-ma họ đã từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy và tiếp thu tôn giáo nào?
A. Hồi giáo B. Hin đu giáo C. Ki tô giáo D. Phật giáo
Câu 21: Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, quyền lực xã hội nằm trong tay tầng lớp nào?
A. Quý tộc, tăng lữ B. Quan lại, quý tộc
C. Vua chuyên chế, quan lại D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn
Câu 22: Thiên văn học và Lịch pháp ra đời sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông do
A. nhu cầu trị thủy B. nhu cầu đo đạc ruộng đất
C. nhu cầu xây dựng D. nhu cầu sản xuất nông nghiệp
Câu 23: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á khi mới hình thành trong khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ X có đặc trưng là
A. nhỏ hẹp thường gọi là các thị quốc.
B. lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, là quốc gia phong kiến “dân tộc”.
C. hình thành ở khu vực ven biển, có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế hàng hóa.
D. rộng lớn, bao gồm nhiều tộc người.
Câu 24: Nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu có nguồn gốc là
A. nông dân và nô lệ. B. thợ thủ công và nông dân.
C. nô lệ và thợ thủ công. D. bình dân và nô lệ.
Câu 25: Vị vua nào được nhân dân Ấn Độ coi là “Đấng chí tôn”?
A. A-sô-ca B. Bim-bi-sa-ra C. Gia-han-ghi-a D. A-cơ-ba
Câu 26: Khi nhận ruộng đất dưới thời Đường người nông dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế “dung”. Đó là thuế gì?
A. Thuế thân B. Thuế hộ khẩu C. Thuế muối D. Thuế ruộng
Câu 27: Nhân tố quyết định ở các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành thị quốc là
A. địa hình chia cắt. B. kinh tế chủ yếu là nghề buôn và nghề thủ công.
C. lãnh thổ không rộng. D. dân cư tập trung không đông đúc.
Câu 28: Điểm giống nhau của vương triều Hồi giáo Mô-gôn và vương triều Hồi giáo Đê-li là
A. xây dựng một chính quyền mạnh mẽ.
B. khuyến khích phát triển văn hóa, nghệ thuật.
C. thống nhất hệ thống đo lường.
D. do người Hồi giáo gốc Trung Á lập ra.
Câu 29: Thách thức to lớn nhất đối với Ấn Độ dưới thời kỳ Vương triều Mô-gôn là
A. tình trạng chia rẽ, cát cứ.
B. sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
C. mâu thuẫn xã hội gay gắt.
D. kinh tế khủng hoảng.
Trong các thế kỉ XVI – XVIII, để thúc đẩy ngoại thương phát triển, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực hiện chính sách gì?
A. Thành lập các quan xưởng.
B. Mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài.
C. Ban hành chế độ thuế khóa nghiêm ngặt.
D. Thành lập các đô thị mới.
Mọi người giúp mình nhé mai mình kiểm tra .
D. Đánh quân Tống ở Đông Bắc.
các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX thì triều đại nào phát triển nhất
Nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X-XV đã xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc như thế nào? Qua đó rút ra đặc điểm của nền văn hóa Đại Việt.
Ai biết câu nào trả lời dùm mình câu đó, chân thành cảm ơn lun!
1. Hãy cho biết Quốc hiệu- Kinh đô nước ta từ thời Hung Vương đến thời Nguyễn
2. Hãy cho biết tên các triều đại phong kiến nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX
3. Tên các bộ luật của nước ta thời phong kiến. Luật pháp có cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta không? Vì sao?
4. Nêu các hình thức tổ chức quân đội nước ta thời phong kiến. Quân đội gi74 vai trò như thế nào trong xây dựng và phát triển đất nước?
5. Em hiểu thế nào là "cày tịch điền"? Này nay chúng ta phục dựng lễ này nhằm mục đích gì?
6. Em hiểu thế nào là văn hóa- văn minh? Em có thể nêu các thành tự của văn minh Đại Việt
7. Điền vào bảng:
Nội dụng | Quân xâm lược, đô hộ | Trận đánh tiêu biểu |
Ngô Quyền | ||
Lê Hoàn | ||
Lý Thường Kiệt | ||
Trần Hưng Đạo | ||
Lê Lợi | ||
Nguyễn Huệ- Quang Trung |
8. Em có đánh giá (ưu điểm- hạn chế) như thế nào về giáo dục Nho học nước ta qua các thời kì X- XV, XVI- XVIII, XIX
9. Hãy kể một câu truyện cười dân gian- ít nhất 10 câu tục ngữ- 5 câu ca dao mà em biết?
10. Học lịch sử Việt Nam em ấn tượng nhất điều gì? Vì sao