Lớp Chim - Bài 41. Chim bồ câu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hakuyashi Shino

Câu 1: Cấu tạo trong của thằn lằn?

Câu 2: Da dạng của lớp bò sát? Cho ví dụ

Câu 3:So sánh hệ hô hấp của ếch và thằn lằn?

Câu 4: Tác dụng và cấu tạo ngoài của chim bồ câu?

Câu 5: Đa dạng của lớp chim?

Câu 6: Các hệ cơ quan của thỏ?

Ai trả lời giúp mình với T^T sắp thi rồi mà còn nhiều bài chưa viết đủ quá

Nguyễn Đình Huy
30 tháng 3 2019 lúc 16:06

câu 1

cấu tạo trong:

- bộ xương: gồm xương đầu, cột sống, xương sườn, xương đai, xương chi, 8 đốt sống cổ

- tiêu hóa: ống tiêu hóa đã phân hóa rõ, ruột già chứa phân đặc có khả năng hấp thu lại nước

- tuần hoàn: 2 vòng tuần hoàn, tim xuất hiện vách hụt, ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa (4 ngan chưa hoàn toàn), máu ít pha hơn

- hô hấp: thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co giản của các cơ liên sườn

- bài tiết: thận sau có khả năng hấp thu lại nước, nước tiểu đặc

- thần kinh: não trước và tiểu não phát triển, liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp

- giác quan: tai có màng nhĩ nằm sâu trong hốc nhỏ trương tự ống tai ngoài, chưa có vành tai

câu 3 So sánh:
* Thằn lằn bóng:
- Hệ hô hấp : Thở bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.
* Ếch :
- Hệ hô hấp : Xuất hiện phổi
- Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng
- Da trần ( trơn, ẩm ướt ) có hệ mao mạch máu để trao đổi khí.

câu 4

Trả lời:

Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông câu 5 Đà điểuChim cánh cụt

- Chân cao: cách nhiệt

- Chân to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón: chạy nhanh

→ Thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và sa mạc khô nóng

- Bộ xương cánh dài khỏe, lông nhỏ, ngắn, dày, không thấm nước

- Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi

→ Thích nghi cao với đời sống bơi lội

câu 6

Các hệ cơ quan

đặc điểm của lớp thú với các động vật có xương sống khác

Hệ tuần hoàn Tim 4 ngăn,2 vòng tuần hoàn,máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Hệ hô hấp Phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí,có cơ hoành tham gia vào hô hấp.
Nguyễn Đình Huy
30 tháng 3 2019 lúc 16:07

tick mk cái nha bạn, mk vất vả lắm

So Yummy
30 tháng 3 2019 lúc 16:20

Câu 1:

- Đốt sống cổ của thằn lằn có nhiều đốt nên linh hoạt, phạm vị hoạt động rộng.

- Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp.

- Đốt sống đuôi dài: Tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn.

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, động mạch chủ , tĩnh mạch chủ dưới.

- Hệ hô hấp: Phổi, khí quản.

- Hệ bài tiết: thận , bóng đái.

- Hệ sinh sản: Tinh hoàn, ống dẫn tinh (con đực), cơ quan giao phối.

Câu 2:

-Có khoảng 6500 loài bò sát

-Việt Nam phát hiện 467 loài,nhiều loài mới được phát hiện trong những năm gần đây

-Bò sát chia àm 4 bộ:bộ đầu mỏ,bộ có vảy,bộ cá sấu,bộ rùa

VD:có nhiều loài như cá sấu,rùa,rắn,..

Câu 3:

-Ếch
+Phổi:Phổi đơn giản, ít vách ngăn (chủ yếu hô hấp bằng da)
+Tim:Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn
+Thận:Thận giữa, bóng đái lớn
-Thằn lằn
+Phổi có nhiều ngăn ( cơ lien sườn tham gia hô hấp
+Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu ít pha trộn hơn
+Thận sau, xoang huyệt có khả năng hấp thu lại nước

Câu 4:

Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

Câu 5:

-Có 9600 loài,xếp vào 27 bộ

-Ở Việt Nam phát hiện 830 loài

-Chia thành 3 nhóm:nhóm chim bay,nhóm chim chạy,nhóm chim bơi

Câu 6:

1. Tiêu hoá

Cấu tạo trong của thỏ ( cái )

Hệ tiêu hoá của thỏ gồm các bộ phận giông như những động vật có xương sống ở cạn. nhưng có biến đổi thích nghi với đời sống “gặm nhấm, cây cỏ và củ... thể hiện ở các răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, ràng hàm kiểu nghiền. Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hoá xenlulôzơ.

2. Tuần hoàn và hô hấp

Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn và hô hấp là tim và phôi được bảo vệ trong khoang ngực.
Hệ tuần hoàn ở thỏ, cũng như mọi thú khác gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đồi chất mạnh ờ thỏ. Thỏ là động vật hằng nhiệt.
Hệ hô hấp gồm khí quàn, phế quản và phổi.
Phổi lớn gồm nhiều túi phối (phê nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.
Sự thông khí ờ phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.
3. Bài tiết
Hệ bài tiết gồm đôi thận sau có cấu tạo tiến bộ nhất trong các động vật có xương sống.




Các câu hỏi tương tự
Eun Jae
Xem chi tiết
Karry My
Xem chi tiết
phạm danh
Xem chi tiết
Hà Anh Lưu
Xem chi tiết
Nam
Xem chi tiết
Phan thị Xuân Huyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Hồng Hải
Xem chi tiết
Hoàng Nguyệt Minh
Xem chi tiết
Trần Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết