Bài 21. Ôn tập chương IV

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Hoài An

Câu 1: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 3 có gì khác vg giống lần 2

Câu 2: So sánh tình hình kinh tế xã hội sau chiến tranh và cuối thế kỉ XIV

Câu 3: Vì sao nói Hồ Quý Ly là nhà cải cách lớn?

Phạm Thị Thạch Thảo
1 tháng 1 2018 lúc 8:52

Câu 1:

+ Điểm giống nhau là tránh được thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động tiến công đánh chặn giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công, thực hiện kế hoạch "Vườn không nhà trống".
+ Khác nhau: tập trung lực lượng tiêu diệt đoàn thuyền lương, địch bị thiếu lương thực, dồn vào thế bị động. Ta chủ động, bố trí trận địa bãi cọc ngầm ở sông Bạch Đằng tiêu diệt địch, đập tan ý đồ xâm lược.

Câu 2:

- Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV:

Ruộng đất nằm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ, ruộng đất công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp. Công tác thủy lợi: không được chăm lo tu sửa nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Chính sách thuế khóa: dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột, đặc biệt là nông dân phải bán ruộng đấtm vợ con... cho quý tộc, địa chủ giàu có và biến thành nô tì.

- Nguyên nhân: do nhà nước không quan tâ đến đời sống nhân dân, chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi, xa đọa.

Phạm Thị Thạch Thảo
1 tháng 1 2018 lúc 9:02

Câu 3:

Hồ Qúy Ly là một nhà cải cách lớn:

Vì ông đã có những đóng góp to lớn ,những cuộc cải cách về xã hội,giáo dục..Ông là một con người có hoài bão,quyết tâm cao.Nhưng những cuộc cải cách ấy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của nhân dân.

- Đây là một vài ý kiến của mình .Chúc bạn học tốt.

Nguyễn Thị Hoàng Dung
31 tháng 12 2017 lúc 20:50

câu 1

_ Điểm giống nhau: tránh được thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động tiến công đánh chặn giặc rồi rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công, thực hiện kế sách "vườn không nhà trống"

_Khác nhau

+lần thứ hai : chờ giặc vào tình thế nguy cấp, lợi dụng thời cơ quân ta phản công

+lần thứ ba : tập trung lực lượng tiêu diệt đoàn thuyề lương thực, quân địch bị thiếu lương thực, dồn vào thế bị động. Ta chủ động bố trí trận địa bãi cọc ngầm ở sông Bạch Đằng, tiêu diệt địch, đập tan ý đồ xâm lược

câu 3

Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly

* Chính trị :

-Cải tổ hàng ngũ võ quan.

-Thay thế võ quan cao cấp không phải họ Trần .

-Đổi 1 số đơn vị hành chánh cấp trấn , các quan về các lộ thăm dân.

-Cho cho xây dựng kinh thành mới bằng đá kiên cố ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) gọi là Tây Đô (phân biệt với Thăng Long, được đổi thành Đông Đô) thường gọi là Thành nhà Hồ.

* Kinh tế :

-1396 phát hành tiền giấy cấm dùng tiền bằng đồng.

-1397 ban hành chính sách hạn điền(để hạn chế hạn chế ruộng đất của vương hầu, quan lại ,địa chủ; làm suy yếu thế lực Họ Trần )

-Năm 1402 định lại thuế .

* Xã hội :

-Ban hành chính sách hạn nô(1401)(để quy định số lượng nô tỳ của vương hầu quý tộc quan lại, số thừa sung công.)

-Bắt nhà giàu bán thóc cho dân, chữa bệnh cho dân.

-Người không có ruộng , đàn bà góa , không phải nộp thuế .

* Văn hóa , giáo dục :

-Chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, giảm bớt số sư tăng.

-Dịch chữ Hán sang chữ Nôm .

* Quân sự :

-Làm lại sổ hộ để tăng quân số , sản xuất vũ khí

-Năm 1397 dời đô vào Thanh Hóa ,cho xây thành Tây Đô ở An Tôn- Vĩnh Lộc – Thanh Hóa , thành Đa bang ở Hà Tây .

-Sản xuất vũ khí , bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu.

-Thể hiện kiên quyết bảo vệ tổ quốc.

Nguyễn Thị Hoàng Dung
31 tháng 12 2017 lúc 20:58

sau chiến tranh

Nông nghiệp :

-Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nên nông nghiệp được phục hồi và phát triển .

-Ruộng khai hoang mở rộng gồm ruộng công và ruộng tư,điền trang , thái ấp của quý tộc ,vương hầu , ruộng của địa chủ ngày càng nhiều.

-Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích, chia cho nông dân cày cấy và nộp thuế , là nguồn thu nhập chính của nhà nước.

-Cho đắp đê quai vạc từ đầu nguồn tới bờ biển.

*Thủ công nghiệp phát triển :

-Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa ,đóng được thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng.

-Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm , rèn sắt , đúc đồng , làm giấy …….

-Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề ở nông thôn như làng gốm -Bát Tràng ,tại Thăng Long thành phường nghề .Trình độ kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao về chất lượng.

*Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời , buôn hàng chuyến bằng thuyền .

-Trung tâm buôn bán là Thăng Long. Nam Xang

-Vân Đồn là nơi buôn bán với thương nhân nước ngoài.

* Nhận xét: kinh tế phát triển và phục hồi cuối thế kỉ XIV

Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và biến thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.
Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ nắm trong tay rất nhiều ruộng đất. Ruộng đất công ở các làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống ngày càng bấp bênh, cực khổ. Thế nhưng triều đình vẫn bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Gia Hân
Xem chi tiết
Ngô Quang Đạt
Xem chi tiết
TheLoserGamer_Bruh
Xem chi tiết
Vinsmoke Khôi
Xem chi tiết
Thảo Trần
Xem chi tiết
fox2229
Xem chi tiết
Thảo Trần
Xem chi tiết
Phúc Trần
Xem chi tiết
Hiền Trâm
Xem chi tiết