Mở đầu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Zukamiri - Pokemon

câu 1 : các ngành động vật sẽ được học ở chương trình sinh học lớp 7 có mấy ngành ? đó là những ngành nào ?

câu 2 :động vật và thực vật khác nhau ở những điểm nào?

câu 3 : trùng roi, trùng biến hình , trùng sốt rét di chuyển bằng gì ?

câu 4 :nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh và nghành giun đốt

câu 5 :nêu cấu tạo của thành cơ thể thuỷ tức và hải quỳ

câu 6 :nêu đặc điểm về lối sống của sán lá gan và sán dây

câu 7 :nêu nguyên nhân của bệnh sốt rét ở người ? vì sao bệnh hay xảy ra ở miền núi?

câu 8 :em hãy cho biết nguyên nhân nghiễm giun sán và các biện pháp phòng chống giun sán ở người

câu 9 :em hãy giải thích ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thuỷ tức

câu 10 :nêu vai trò của giun đốt trong việc cải tạo đất nông nghiệp

Phạm Ngân
25 tháng 10 2018 lúc 18:21

Câu 1 :

- Ngành Động vật nguyên sinh
- Ngành Ruột khoang
- Ngành Thân mềm
- Ngành Chân khớp
- Ngành Động vật ko xương sống

- Ngành giun.

- Ngành động vật có xương sống

Phạm Ngân
25 tháng 10 2018 lúc 18:24

câu 2 :

Giống nhau: - Đều cấu tạo từ tế bào - Đều lớn lên và sinh sản Khác nhau: - Động vật không có thành Xenlulozo tế bào - Động vật không lấy chất hữu cơ để nuôi cơ thể - Động vật có thể di chuyển được, có hệ thần kinh và giác quan.
Phạm Ngân
25 tháng 10 2018 lúc 18:45

➤Trùng roi :

-Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước.

➤Trùng biến hình :

-Nhờ chân giả.

Đinh Bùi Nhã Uyên
25 tháng 10 2018 lúc 18:45

câu 1 : có 6 ngành

-ngành ruột khoang
-ngành thân mềm
-động vật nguyên sinh
-các ngành giun :giun dẹp,giun tròn,giun đốt
-ngành chân khớp
-ngành động vật có dây sống

câu 2 :

Giống nhau: - Đều cấu tạo từ tế bào - Đều lớn lên và sinh sản Khác nhau: - Động vật không có thành Xenlulozo tế bào - Động vật không lấy chất hữu cơ để nuôi cơ thể - Động vật có thể di chuyển được, có hệ thần kinh và giác quan. câu 3:

Trùng roi là nhờ roi nhá

trùng giầy là nhờ lông bơi

trùng biến hình nhờ chân giả nhé

trùng sốt rét nhò xâm nhập vào cơ thể con người qua thức ăn

câu 4:

- Đv nguyên sinh : Trùng giày, trùng roi,trùng biến hình,trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng lỗ,trùng chân giả,trùng phóng xạ

- Ruột khoang : Thủy tức,sứa,hải quỷ,san hô,sứa ren,sứa rô,sứa tua dài, hải quỳ cộng sinh

- Giun dẹp : Sán lông, sán lá gan,sán bã trầu,sán lá máu,sán dây,sán dây lợn,sán dây bò

- Giun tròn : Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa,giun chỉ

- Giun đốt : Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi,giun nhiều tơ,sâu đất

câu 5

Thủy Tức

– Cấu tạo ngoài : Thuỷ tức có cơ thể hình trụ. Phần trên có miệng, xung quanh miệng có các tua miệng. Miệng thuỷ tức thông với khoang ruột có hình túi.

– Cấu tạo trong : Thành cơ thể thuỷ tức có 2 lóp tế bào :

+ Lớp ngoài có : Các tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản.

+ Lớp trong có : Các tế bào mô cơ – tiêu hoá.

Hải quỳ

– Hải quỳ : thuộc lớp San hô, giống san hô ở chỗ : cơ thể hình trụ, có kiểu sống bám, nhiều tua miệng, nhưng khác san hô ở chỗ : Sống đơn độc và không có bộ khung xương đá vôi.

Câu 6:- Sán lá gan là những giun dẹp kí sinh

- Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

- Gíac bám phát triển

- Nhờ cơ vòng , cơ dọc và cơ lưng bụng phát triển , giúp cơ thể chui rút , luồn lách trong môi trường sống kí sinh

-Sán là gan:Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu. Mắt, lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển. Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh. Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan chưa có hậu môn.

câu 7:vì miền núi thường có nhiều cây, và cũng là nơi trú ngụ thích hợp cho muỗi anôphen

câu 8 : biện pháp chống giun ta cần :

1. vệ sinh nhà cửa

2. vệ sinh chuồng nuôi

3. vệ sinh cá nhân

uống thuốc theo định kì là 6 tháng 1 lần

câu 9:

Tế bào gai có dạng túi, bên ngoài túi có gai cảm giác, bên trong túi có một sợi gai rỗng, dài, nhọn và xoắn lộn vào trong. Sợi gai này có chứa chất độc.

- Khi gai cảm giác bị kích thích thì sợi gai sẽ phóng ra theo kiểu lộn bít tất ra ngoài, cắm vào đối phương và chất độc trong gai sẽ làm tê liệt đối phương.

→Tế bào gai có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thủy tức. Chúng có chức năng: tự vệ, tấn công.

câu 10:

Làm cho đất tơi xốp, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn giúp cây nhận được nhiều oxi.

-Góp phần cải tạo môi trường đất chua, kiềm thành môi trường trung tính.

-Giun đất được làm thức ăn cho một số loài động vật như gia cầm...

Zukamiri - Pokemon
25 tháng 10 2018 lúc 18:01

mọi người giúp mình được không ạ ?

tuần sau mình thi rồi :(


Các câu hỏi tương tự
Khánh chi
Xem chi tiết
anhlong199gamer
Xem chi tiết
Đăng Anh Trần
Xem chi tiết
đang loát dữ liệu
Xem chi tiết
KHANG 7B ĐỖ PHẠM TUẤN
Xem chi tiết
NgGiaPhúc^^
Xem chi tiết
Nyn kid
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
Xem chi tiết
Trần Đăng Anh
Xem chi tiết