CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Quang Nam

Câu 1/ Biết rằng 1,12 lít khí cacbon điôxít (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa.

a) Viết PTHH b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.

Câu 2/ Cho 15,3 gam oxit của một kim loại có hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%.

Xác định công thức của oxit trên.

Câu 3/ Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hóa trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối có nồng độ 18,9%. Xác định công thức của oxit

Câu 4/ a) Nung 500 gam đá vôi chứa 20% tạp chất rắn không bị phân hủy thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. Biết H=50%

b) Nêu một số nguyên nhân dẫn đến hiệu suất phản ứng không đạt 100%

thuongnguyen
7 tháng 5 2017 lúc 10:18

Câu 1/

a, Ta có pthh

CO2 + 2NaOH \(\rightarrow\)Na2CO3 + H2O

b, Theo đề bài ta có

nCO2=\(\dfrac{1,12}{22,4}=0,05mol\)

Theo pthh

nNaOH = 2nCO2=2.0,05=0,1 mol

Theo đề bài ta có

Vdd\(_{NaOH}=100ml=0,1l\)

\(\Rightarrow\) CM=\(\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,1}{0,1}=1M\)

ttnn
7 tháng 5 2017 lúc 11:33

Câu 2 : Gọi kim loại hóa trị II đó là A

=> CTHH dạng TQ của oxit kim loại đó là AO

PTHH : AO + H2O \(\rightarrow\) A(OH)2

Có : mA(OH)2 = \(\dfrac{m_{dd}.C\%}{100\%}=\dfrac{200.8,55\%}{100\%}=17,1\left(g\right)\)

Theo ĐLBTKL :

mAO + mH2O = mA(OH)2

=> 15,3 + mH2O = 17,1 => mH2O = 1,8(g)

=> nH2O = 1,8/18 = 0,1(mol)

Theo PT => nAO = nH2O = 0,1(mol)

=> MAO = m/n = 15,3/0,1 = 153(g)

hay MA + MO =153 (g) => MA + 16 = 153

=> MA = 137 (g) => A là Bari

=> CTHH của oxit trên là BaO

ttnn
7 tháng 5 2017 lúc 11:42

Câu 3 : CTHH dạng TQ của oxit axit đó là XO2

PTHH :

XO2 + 2NaOH \(\rightarrow\) Na2XO3 + H2O

dd muối đó là Na2XO3

=> mNa2XO3 = \(\dfrac{m_{dd}.C\%}{100\%}=\dfrac{400.18,9\%}{100\%}=75,6\left(g\right)\)

Đặt nNaOH = a(mol) => mNaOH = 40a(g)

Theo PT => nH2O =1/2 nNaOH = 1/2 .a(mol)

=> mH2O = n .M = 1/2 .a . 18 =9a(g)

Theo ĐLBTKL:

mXO2 + mNaOH = mNa2XO3 + mH2O

=> 38,4 + 40a = 75,6 + 9a

=> a = 1,2(mol) = nNaOH

Theo PT => nXO2 = 1/2 . nNaOH = 1/2 . 1,2 = 0,6(mol)

=> MXO2 = m/n = 38,4/0,6 = 64(g)

=> MX + 2 . MO = 64

=> MX + 2. 16= 64 => MX = 32(g)

=> X là Lưu huỳnh (S)

=> CTHH của oxit là SO2


Các câu hỏi tương tự
Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Thu Ngân
Xem chi tiết
Giảng Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
:)))))))
Xem chi tiết
Ngọc Hải
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Giảng Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Υσɾυshἱκα Υυɾἱ
Xem chi tiết
Lê Hương Lài
Xem chi tiết