Câu 1 : Bằng 1 đoạn văn chứng minh (khoảng 10 câu ) hãy triển khai luận điểm : thơ ca cách mạng 1930-1945 cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người cộng sản
Câu 2 : Bằng 1 đoạn văn diễn dịch e hãy làm sáng tỏ tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do của Bác trong bài thơ "Ngắm trăng ". Đoạn thơ sử dụng 1 câu ghép , 1 câu cảm thán
Câu 3 : Bằng 1 đoạn văn quy nạp e hãy phân tích những điều kiện thuận lợi của thành Đại La?
Câu 4: Bằng 1 đoạn văn diễn dịch , e hãy cho biết : Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc , Nguyễn Trãi đã dựa vào yếu tố nào ? So vs bài " Sông núi nc Nam " thì đâu là những yếu tố thừa, đâu là những yếu tố phát triển
Câu 5: Vs 1 số biện pháp nghiệ thuật đặc sắc , đoạn văn ("...Ta thường tới bữa quên ăn... ta cg vui lòng ..")diễn tả nỗi lòng của 1 vị tướng . Bằng 1 đoạn văn ngắn từ 5-8 câu , e hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn trên và nêu cảm nhận của mình về hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó
Câu 1
Lịch sử giai đoạn 1930 – 1945 đầy biến động, sau nhiều phong trào cách mạng không thành, một không khí chán nản, u hoài, yếm thế bao trùm đời sống. Thanh niên lớn lên không có lí tưởng để phụng sự. Con đường yêu nước bế tắc, họ thoát li trong những tình cảm cá nhân. Trào lưu văn học lãng mạn bắt đầu từ đấy. Đặc điểm chính của trào lưu này là sự đào sâu vào cái tôi nội cảm, diễn tả ước mơ, khát vọng của cá nhân, đề cập đến những số phận cá nhân với thái độ bất hòa, bất lực trước hiện thực tầm thường, tù túng. Đối với hiện thực xã hội, thái độ của nhà văn là thái độ chủ quan, họ nhìn đời qua lăng kính của mình, qua những khát vọng, những mộng tưởng của bản thân. Họ muốn thoát li đời sống, vượt ra khỏi thực tại thỏa sức dùng trí tưởng tượng bay bổng để đối lập hiện thực với ước mơ, lí tưởng nhằm chối bỏ thực tại.
Cũng chính ngột thở trong cái tù đọng, cay đắng, những linh hồn ấy đã tìm thấy chốn nương náu ở miền đất xa xăm do ảo tưởng vẽ ra. Ta thấy một Xuân Diệu trốn chạy trong tình yêu với ngập tràn hương sắc. Một Huy Cận đắm chìm trong mối sầu vạn kỉ với cái mênh mông không cùng. Một Chế Lan Viên u uẩn rên rỉ tìm về một thời hòang kim của vương quốc Chiêm thành nay đã mất. Một Lưu Trọng Lư ru mình trong thế giới mộng tưởng bằng cả tâm hồn sầu mộng. Một Nguyễn Tuân ngụp lặn trong quá vãng với những thú chơi thanh tao của cha ông. Những tôn chỉ “tươi trẻ, yêu đời”, “có chí phấn đấu và tin vào sự tiến bộ”, “tôn trọng tự do cá nhân” trong các tiểu thuyết của Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khải Hưng. Họ đã tạo nên một trường sáng tạo mới, những đóng góp mới. Chính họ dám phủ nhận cái hủ lậu để khai phá những miền đất mà trước đây không dành cho hai từ bản ngã. Họ thay mặt một lớp người như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ để nói tiếng nói tự do, giải phóng cho hạnh phúc con người và khẳng định cái tôi cá nhân. Họ khướt từ mọi thi pháp cũ để giải phóng cảm xúc... Tầng lớp trí thức Tây học đã chấp nhận những ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây để tạo ra một con đường đi rất riêng của mình và tạo dựng một phong cách nghệ thuật cũng rất riêng của mình.
Nói tới văn học lãng mạn không thể không bàn tới cánh chim đầu đàn của trào lưu này, đó chính là Xuân Diệu - một ông Tây, một phong cách thơ độc đáo của làng thơ Việt Nam.
Có thể nói, nhà thơ, nhà văn có thực tài mới có phong cách. Phong cách chỉ có thể được định hình qua hàng loạt tác phẩm xuất sắc. Phong cách nghệ thuật thực chất là một cái nhìn mới mẽ, độc đáo có tính phát hiện đối với đời sống. Cái nhìn mới mẽ ấy được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn riêng, vẻ đẹp riêng, cá tính riêng của người sáng tạo.
Ngay từ khi mới xuất hiện, Xuân Diệu đã được đánh giá là “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Khi tập Thơ thơ ra mắt độc giả năm 1938 cái mới đã được biểu hiện ở mọi mặt. Từ quan điểm, cách dùng từ đến ngôn ngữ, cấu tứ thơ. Cái mới được thể hiện qua cách diễn đạt, dùng từ như “Hơn một loài hoa đã rụng cành”, từ xưa đến nay người Việt Nam vốn dùng số đếm cụ thể 1, 2, 3... chứ chưa thấy ai nói “hơn một” với phong cách Tây đến vậy!. Không chỉ mới ở cách dùng từ Xuân Diệu còn thể hiện cái mới của mình trong quan niệm về thời gian. Với ông, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Xuân Diệu bị ám ảnh trước sự trôi chảy của thời gian :
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.
( Vội vàng )
Thời gian mang theo vẻ đẹp, tuổi trẻ và làm thay đổi lòng người nên ông lo sợ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi” ( Vội vàng ), “ Đời trôi chảy tình ta không vĩnh viễn”( Giục giã ). Cũng vì ám ảnh bởi thời gian nên Xuân Diệu rất yêu mùa xuân – mùa của tình yêu, tuổi trẻ và sợ mùa thu buồn. Mùa xuân với thi sĩ luôn ngập tràn sức sống, niềm vui, hạnh phúc: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi !” ( Vội vàng ). Mùa thu trong thơ Xuân Diệu thường rất buồn :
Dưới gốc nào đâu thấy xác ve
Thế mà ve đã tắt theo hè
Chắc rằng gió cũng đau thương chứ;
Gió vỡ ngoài đê, thu có nghe?
( Ý thu )
Lo lắng biến thành hành động, nhà thơ chủ trương sống “vội vàng”, sống gấp để tận hưởng, tận hiến : “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”
( Vội vàng )
Mau với chứ vội vàng lên với chứ.
Em em ơi tình non sắp già rồi !
(Gịuc giã ).
Bên cạnh đó, nói đến Xuân Diệu là phải nhắc đến chữ Yêu. Tình yêu đó trước hết là tình yêu trong sáng, nồng nàn say đắm của lứa đôi:
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm ! em ơi...
( Tương tư chiều )
Đồng thời cũng hướng về một tình yêu đích thực:
Dẫu tin tưởng: chung một đời, một mộng
Em là em anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua Vạn Lí Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật
( Xa cách )
Tuy vậy, tình yêu trong thơ Xuân Diệu không chỉ đơn thuần là tình yêu đôi lứa mà rộng ra đó còn là tình yêu thiên nhiên, vạn vật, con người, cuộc sống. Tình yêu ấy luôn rạo rực, nồng nàn, mê đắm. Phải chăng đó chính là lí do Xuân Diệu được mệnh danh là hoàng tử thơ tình trong thơ ca Việt Nam.
Như vậy, có thể nói Xuân Diệu ngay tù khi bước chân vào làng thơ đã khẳng định sự mới mẽ, lôi cuốn của mình.
Thơ văn Xuân Diệu giai đoạn 1930 – 1945 luôn tận hiến cho quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” :
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để tâm hồn ràng buộc với muôn dây
( Cảm xúc )
Và rồi xuân Diệu đã khẳng định tên tuổi của một nhà thơ lớn với phong cách nghệ thuật lãng mạn độc đáo của mình.
Quả thực, quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” – thật sự cất cánh với những tác phẩm đã thành biểu tượng cho cái “ Mĩ ”, và đặc biệt hơn cái “ Mĩ ” ở đây chính la con người. Chính sự quay lưng với thực tại xã hội “ối a ba phèng” cũng là cách giúp họ - những nhà thơ nhà văn lãng mạn giữ cho mình trong sạch. Đồng thời tạo nên một trào lưu mới với những nét đặc sắc hòa vào những cung bậc của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
Bác là người rất yêu thiên nhiên và có khát vọng tự do. Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này.
* theo lời của Lý Công Uẩn thì thành Đại La quả là 1 vùng đất linh thiêng, quý báu:
- vị trí địa lí: nơi trung tâm trời đất
- về phong thủy: rồng cuộn hổ ngồi, đúng nôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi
- địa thế: rộng mà bằng, cao mà thoáng
-là vùng đất đồng bằng thuận tiện cho cư dân sinh sống, thông thương, là nơi trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, là thắng địa => tương lai sẽ phát triển vững vàng trong việc dựng nước và giữ nước.
=> B tự triển khai ra nhé!
Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, động từ mạnh. Diễn tả sâu sắc nỗi lòng của 1 vị tướng. Lo cho vận mệnh đất nước, ông đã ngày đêm lo lắng. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của ông.
A Hôm nay, mình được cô cho điểm mười.
B Thế à? Môn gì thế?
A Môn Văn.
B Ôi cậu thật tuyệt! Cậu hãy chỉ cho mình cách học giỏi môn Văn nhé!
A Đâu có gì khó chỉ là vốn từ ngữ và sự quan sát độc đáo sẽ giúp chúng a thêm phần tiến bộ hơn. Nhưng ...
B. Nhưng sao?
A. Nhưng theo mình vẫn nhờ vào sự kiên trì là nhiều nhất!
B. Nhờ sự kiên trì ư?
A. Đúng vậy, có kiên trì chịu khó chau chuốt kiến thức thì mới có được thành công.
B. Có lẽ cậu nói đúng! Mình cảm ơn nhiều.
A. Không có gì đâu!