Hướng dẫn soạn bài Tôi đi học - Thanh Tịnh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nam Minecraft

câu 1

a,truyện ngắn tôi đi học được kể ngôi kể nào? ngôi kể ấy tạo nên hiệu quả gì trong việc thể hiện dòng cảm nghĩ của nhân vật? tình huống trrong truyện này có gì đặc biệt?

b,trong truyện ngắn tôi đi học,nhà văn Thanh Tịnh đã dùng phép so sánh, đối chiếu nhiều lần để làm nổi bật tâm trạng nhân vật.Em hãy tìm những chi tiết truyện có dùng nghệ thuật này và phân tích tác dụng của chúng.

câu 2

a,có ý kiến cho rằng:từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai là một quá trình phát triển rất lôgic

Em có đồng ý với ý kiến đó không?vì sao?

b,trong văn bản tức nước vỡ bờ,nhà văn Ngô Tất Tố đã rất chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ địa phương.

Em hãy tìm một số từ ngữ địa phương trong đoạn trích và phân tích để làm rõ tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương đó.

Các anh/chị giúp em với ạ!!Em xin cảm ơn trước ạ. em đang cần gấp ạ!!

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 8 2019 lúc 18:11

Câu 2 :

a)

1. Khẳng định nhận định trên là đúng.
2. Pt, cm:
Từ hình thức đấu lí chuyển sang hình thức đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong TỨC NƯỚC VỠ BỜ của Ngô Tất Tố là một quả trình phát triển rất lôgic mang giá trị nhân văn
Ngay từ tên đoạn trích là "Tức nước vỡ bờ" đã cho ta thấy tính đúng đắn của nhận định trên. Việc cãi lí mà không có kết quả, thậm chí tên cai lệ còn thêm hành hạ anh Dậu khiến chị Dậu "tức không chịu được". Ngô Tất Tố dường như đã đặt cả tình cảm của mình vào diễn biến tâm trạng của Chị Dâu, ông đã để chị mềm mỏng với bọn cai lệ mong chồng khỏi bị đòn; để chị uất ức đánh nhau với chúng khi chúng nhất nhất đòi trói chồng [phân tích] ... Đó là một quá trình phát triển rất hợp lí, đúng với logic "Có áp bức thì có đấu tranh", mang đầy tính nhân đạo.
Từ hình thức đấu lí chuyển sang hình thức đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong TỨC NƯỚC VỠ BỜ của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất logic có sức tố cáo cao. Không chỉ thế, "Tức nước vỡ bờ" còn có giá trị tố cáo cao. Tố cáo bọn lính lệ vô nhân tính, bọn cường hào áp bức những kẻ cùng đinh như anh chị Dậu, mà rộng hơn là tố cáo cái xã hội điêu tàn, nơi những người nông dân phải sống cực khổ vì sưu thuế, vì đói nghèo. Sưu đánh vào cả người sống và người chết... [Phân tích]
3. Khẳng định lại lần nữa tính đúng của nhận định.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 8 2019 lúc 18:09

Câu 1 :

b) Các chi tiết trong truyện có sử dụng nghệ thuật so sánh và đối chiếu là :

- Về nghệ thuật so sánh:

+ Câu: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

+ Câu: Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

+ Câu: Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

* Tác dụng của các biện pháp so sánh trên: để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của cậu bé, thể hiện được những cảm xúc trong sáng và hồn nhiên. Làm cho văn bản mang theo một nét thú vị, bâng khuâng, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng, cảm súc và ý nghĩa của nhân vật ''tôi'' trong bài.

-Về nghệ thuật đối chiếu:

+ '' Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.''

+ '' Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trg những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra đứng lo sợ vẩn vơ.''

+ '' Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thày trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước của lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng thấy làm lạ.

Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bn ở đồng làng Lê Xá, tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ chút nào hết.''

* Tác dụng của nghệ thuật đối chiếu: Làm bộc lộ lên những cảm nhận và tâm trạng lạ lẫm, sự thay đổi của nhân vật ''tôi'' trong ngày đầu đi học. Làm sáng tỏ được những nét khác nhau. Giúp người đọc có cảm nhận sâu hơn về những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.

=> Hai nghệ thuật đối chiếu và so sánh cũng cho thấy, tác giả là một nhà văn tài gỏi, biết sử dụng những câu từ, đoàn văn tinh tế, mạch lạc, cuốn hút người đọc người nghe. Là một nhà văn rất yêu quý kỉ niệm về tuổi học trò của mình.

Trần Thục Lê Ngân
15 tháng 8 2019 lúc 10:21

Câu 1 :
b) Các chi tiết trong truyện có sử dụng nghệ thuật so sánh và đối chiếu là :
- Về nghệ thuật so sánh:
+ Câu: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
+ Câu: Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi
+ Câu: Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ
* Tác dụng của các biện pháp so sánh trên: để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của cậu bé, thể hiện được những cảm xúc trong sáng và hồn nhiên. Làm cho văn bản mang theo một nét thú vị, bâng khuâng, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng, cảm súc và ý nghĩa của nhân vật ''tôi'' trong bài.
-Về nghệ thuật đối chiếu:
+ '' Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.''
+ '' Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trg những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra đứng lo sợ vẩn vơ.''
+ '' Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thày trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước của lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng thấy làm lạ.
Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bn ở đồng làng Lê Xá, tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ chút nào hết.''
* Tác dụng của nghệ thuật đối chiếu: Làm bộc lộ lên những cảm nhận và tâm trạng lạ lẫm, sự thay đổi của nhân vật ''tôi'' trong ngày đầu đi học. Làm sáng tỏ được những nét khác nhau. Giúp người đọc có cảm nhận sâu hơn về những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.
=> Hai nghệ thuật đối chiếu và so sánh cũng cho thấy, tác giả là một nhà văn tài gỏi, biết sử dụng những câu từ, đoàn văn tinh tế, mạch lạc, cuốn hút người đọc người nghe. Là một nhà văn rất yêu quý kỉ niệm về tuổi học trò của mình.


Các câu hỏi tương tự
Mirayaki Mireiki
Xem chi tiết
phạm như khánh
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
phạm như khánh
Xem chi tiết
Hải Ninh
Xem chi tiết
Chi Mau
Xem chi tiết
Đỗ Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
kim nguyên
Xem chi tiết