Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Khải Tuấn

Câu 1)

a) Xác định các cụm danh từ có các từ in đậm trong những câu sau: Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...] (Em bé thông minh) b) Từ đấy rút ra kết luận thế nào là chỉ từ ? Câu 2) Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn " Ếch ngồi đáy giếng "
TRINH MINH ANH
11 tháng 8 2017 lúc 13:55

Câu 1 )

a) Các cụm danh từ có các in đậm trong câu trên :ông vua nọ, viên quan ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ.

b) Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.

Câu 2) *Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn " Ếch ngồi đáy giếng ."

Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 13:55

Bài2:

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 13:54

Câu 1:

a)- ông vua / ông vua nọ; - viên quan / viên quan ấy; - làng / làng kia;

- nhà / nhà nọ.

b)Các từ này có tác dụng xác định cụ thể các danh từ hồi, đêm, là những từ chỉ thời gian, khác với các từ in đậm mang ý nghĩa định vị về không gian ở các câu trước. Các từ này đều là chỉ từ, chỉ khác nhau về ý nghĩa mà nó bổ sung cho danh từ đi kèm.


Các câu hỏi tương tự
Ki bo
Xem chi tiết
Đặng Phương
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
a duong
Xem chi tiết
a duong
Xem chi tiết
a duong
Xem chi tiết