Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Giáng My Nguyễn

Câu 1:

a) Vẽ sơ đồ truyền máu. Giải thích vì sao nhóm máu O là "nhóm máu chuyên cho" ?

b) Tại sao khi truyền dịch người ta không truyền vào động mạch ?

Câu 2:

a) Vẽ sơ đồ truyền máu. Giải thích vì sao nhóm máu AB là "nhóm máu chuyên nhận" ?

b) Tại sao chúng ta mắc bệnh quai bị một lần duy nhất trong đời ?

Mai Hiền
4 tháng 11 2020 lúc 18:21

Câu 1:

a. Sơ đồ truyền máu

Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

+ Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A và B cho nên nó có thể truyền cho bất kì nhóm máu nào cũng không bị huyết tương của nhóm máu đó gây kết dính.

b. Khi truyền dịch người ta không truyền vào động mạch vì:

+ Tĩnh mạch có số lượng lớn và nằm gần với da hơn so với động mạch nên rất dễ tìm được, thành của tĩnh mạch cũng mỏng và mềm hơn.

+ Thuốc sau khi vào tĩnh mạch sẽ quay trở lại tim, sau đó nhờ tim bơm đến các cơ quan khác trong cơ thể, khi tiêm động mạch thuốc sẽ chỉ đến một vị trí nhất định phụ thuộc vào vị trí động mạch.

+ Áp lực dòng máu trong động mạch rất lớn nên khó bơm được thuốc, khi bơm vào rồi thì vị trí tiêm cũng khó cầm máu.

+ Một số loại thuốc khi tiêm vào động mạch sẽ gây độc cho cơ thể, tắc mạch hoặc hoại tử một phần.

+ Giữa động mạch và tĩnh mạch có hệ thống mạch nối gọi là mao mạch, thời gian thuốc vận chuyển từ động mạch qua tĩnh mạch rồi mới lại trở về tim là rất lớn nên thời gian để thuốc có tác dụng cũng sẽ kéo dài, chưa kể đến có một số loại thuốc có khối lượng lớn khó qua thành mao mạch và sẽ làm mất tác dụng của thuốc, hoặc thuốc dự trữ quá lâu ở cơ quan bị bệnh ( tuy nhiên tỷ lệ này chiếm khá ít ).

+ Dựa vào thời gian bán thải của thuốc, nếu thuốc vận chuyển từ động mạch sau đó qua mao mạch rồi mới tới tĩnh mạch thì nồng độ thuốc ở trong huyết tương và trong cơ quan bị bệnh sẽ thấp hơn so với việc sử dụng luôn đường tiêm tĩnh mạch.

+ Cũng dựa vào thời gian bán thải của thuốc thông qua sự chuyển hóa, giải độc ở gan và bài tiết qua thận cũng sẽ chậm hơn ( nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cũng sẽ cao hơn) nếu như chúng ta sử dụng đường tiêm động mạch.

+ Theo giải phẫu thì động mạch và tĩnh mạch đều có hệ thống van một chiều ( động mạch có van theo hướng từ trên xuống dưới còn tĩnh mạch thì ngược lại có hệ thống van từ phía dưới hướng lên phía trên ) vì vậy để việc sử dụng thuốc có tác dụng ngay trên người bệnh thì chúng ta cần phải sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.



Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
5 tháng 11 2020 lúc 10:12

Câu 2:

a. Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận là vì trong huyết tương của nhóm máu AB không có kháng thể anpha và bêta, cho nên nó không gây kêt dính được bất kì một loại hồng cầu nào. Vậy nó có thể nhận được máu của tất ca các nhóm máu mà không làm kết dính.

b. Sau khi bị nhiễm quai bị, trong cơ thể đó sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa. Các kháng thể này được duy trì ở nồng độ thấp nhưng có tác dụng bảo vệ, có khả năng miễn dịch suốt đời. Do đó, chỉ mắc quai bị một lần trong đời



Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê
Xem chi tiết
Bảo Ken
Xem chi tiết
Mai Thu Hằng
Xem chi tiết
Thanh Nhã
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Phúc Xuân
Xem chi tiết
Oanh K
Xem chi tiết
đinh quang long kkk
Xem chi tiết
thuy nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết