Câu 1:
a. Có mấy loại, mấy dạng kí hiệu. Cho ví dụ?
b. Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? Bảng chú giải thường được đặt ở vị trí nào trên bản đồ?
c. Trình bày những hiểu biết của em về đường đồng mức?
Câu 2: Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở mọi nơi trên Trái Đất?
Câu 3:
a. Cấu tạo bên trong của Trái Đất có mấy lớp? Vẽ mô hình mặt cắt Trái Đất, điền tên các lớp theo thứ tự?
b. Nêu đạc điểm, độ dày,trạng thái, nhiệt độ của các lớp?
c. Lớp vỏ Trái Đất có đặc điểm và vai trò gì?
Câu 4:
a. Thế nào là nội lực, thế nào là ngoại lực? Tác động của chúng lên bề mặt Trái Đất như thế nào?
b. Nêu khái niệm, tác động và biện pháp hạn chế tác hại của núi lửa và động đất?
Câu 5:
a. Nêu khái niệm về núi lửa?
b. Trình bày các cách phân loại núi?
a. * Có 3 loại kí hiệu
- Kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển
- Kí hiệu đường: ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh,...
- Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp
* Có 3 dạng kí hiệu
- Kí hiệu hình học: ▲
- Kí hiệu chữ: Au, Pb, Cr,...
- Kí hiệu tượng hình:
Chúc em học tốt!
b. Bản chú giải không chỉ giải thích các kí hiệu trên bản đồ, mà còn giúp người đọc thấy được những đối tượng địa lí cùng với các đặc trưng về số lượng và chất lượng của chúng (thông qua kích thước kí hiệu, màu sắc kí hiệu...
c. Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng một độ cao. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
Câu 2: Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trênTrái Đất là do:
- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Trái Đất lại tự quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông do đó khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.