Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Thị Kiều Oanh

Câu 1: (2.0 điểm) a. Em hãy viết tiếp những dòng thơ còn thiếu để hoàn thành đoạn thơ sau:

“Lặng yên bên bếp lửa

………………………….

Đốt lửa cho anh nằm”

b. Cho biết đoạn thơ em vừa hoàn thành được trích từ bài thơ nào?

Tác giả là ai?

c. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ gì?

Nêu nội dung đoạn thơ.

Câu 2: (3.0 điểm) a. Xác định phép nhân hóa trong câu ca dao sau.

Cho biết phép nhân hóa này được tạo ra bằng cách nào và nêu tác dụng của nó

. Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

(Ca dao)

b. Đặt câu trần thuật đơn có từ là.

Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu vừa đặt và cho biết câu ấy thuộc kiểu câu nào của câu trần thuật đơn có từ là.

Câu 3: (5.0 điểm) Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích nhất.

Lưu Hạ Vy
9 tháng 5 2017 lúc 17:44

Câu 1: (2.0 điểm) a. Em hãy viết tiếp những dòng thơ còn thiếu để hoàn thành đoạn thơ sau:

“Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

b. Cho biết đoạn thơ em vừa hoàn thành được trích từ bài thơ nào?

Tác giả là ai?

- Đoạn thơ trích từ bài " Đêm nay Bác ko ngủ " của Minh Huệ

c. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ gì?

Nêu nội dung đoạn thơ.

- Thể thơ 5 chữ

- Nội dung : Nói về tình yêu bao la , vô bờ của Bác đối vs ah đội viên.

Câu 2: (3.0 điểm) a. Xác định phép nhân hóa trong câu ca dao sau.

Cho biết phép nhân hóa này được tạo ra bằng cách nào và nêu tác dụng của nó

. Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

(Ca dao)

- Phép nhân hóa này tạo ra bằng cách gọi sự vật ( núi ) như gọi người

- Tác dụng :

+) Khiến cho núi trở nên gần gũi , thân thiết vs con người

+) Bộc lộ đc tâm tư , tình cảm của người viết

+) Cho thấy độ cao " chót vót " của núi

b. Đặt câu trần thuật đơn có từ là.

Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu vừa đặt và cho biết câu ấy thuộc kiểu câu nào của câu trần thuật đơn có từ là.

- Đặt câu : Bạn Đạt là lớp trưởng lớp tôi

- Xác định thành phần câu

+) CN : Bạn Đạt

+) VN : là lp trưởng lớp tôi

- Câu trên là câu giới thiệu

Thảo Phương
9 tháng 5 2017 lúc 18:21

Câu 3:1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cánh đồng bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
- Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.

Thành Chiến
9 tháng 5 2017 lúc 18:29

Câu 1:
"Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
b) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của tác giả Minh Huệ
c) Thể thơ 5 chữ
Nội dung: Tình thương bao la của Bác dành cho bộ đội dân công và tình cảm yêu kính của người chiến sĩ đối với Bác
Câu 2)
Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
- Trò chuyện xưng hô với vật như với người
-Tác dụng
+ Làm núi trở nên gần gũi với người
+ Bộc lộ được suy nghĩ tình cảm của người với núi
+ Chỉ độ cao của núi
b/
Tôi/ là học sinh lớp .......
CN VN
=> Thuộc kiểu câu giới thiệu
Câu 3:
Lên mạng tham khảo có nhiều bài hay lắm ^^ Good luck!!



Trương Thị Kiều Oanh
9 tháng 5 2017 lúc 21:00

a. Chép những dòng thơ còn thiếu để hoàn thiện khổ thơ (2 khổ thơ):

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

a. Đoạn thơ trích từ bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”; tác giả Minh Huệ.

c. Đoạn thơ được làm theo thể thơ năm chữ. – Nội dung đoạn thơ: khắc họa tư thế, dáng vẻ lặng yên, trầm ngâm của Bác Hồ trong đêm khuya, bên bếp lửa và tình cảm yêu kính của anh đội viên đối với Bác.

a) – Phép nhân hóa trong câu ca dao là: “núi ơi”

– Phép nhân hóa này thuộc kiểu: trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

– Tác dụng: Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người với núi. Núi là cái cớ để giúp con người dể đàn bộc lộ tâm tình, tâm sự của mình.

- Mẹ em là giáo viên

CN:Mẹ em

VN:là giáo viên

=>là câu giới thiệu

bài văn


Các câu hỏi tương tự
ThiênÝ Trần
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Nga Linh
Xem chi tiết
Darth Vader
Xem chi tiết
Hà Kiều Anh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết