Câu 1 (1 điểm):
Câu 1 (3.0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau:
a. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.
(Nam Cao - Lão Hạc)
Câu 2 (3.0 điểm)
Cho các từ: lênh khênh, lộp bộp, lách cách, rũ rượi.
Hãy chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh trong những từ trên.
Câu 3: (4.0 điểm) Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về cái chết của lão Hạc, có sử dụng một câu ghép, một trợ từ (gạch chân dưới câu ghép và trợ từ đó).
câu 1 :
a, Vợ tôi (CN1) / không ác (VN1) nhưng (qht) thị (CN2) / khổ quá rồi (VN2)
quan hệ giữa hai về câu : là quan hệ tương phản
b, khi người ta (cn1) / khổ quá (vn1) thì người ta (cn2) chẳng còn nghĩ đến ai được nữa ( vn2)
quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ giả thiết kết quả
Câu 2 :
Các từ tượng hình là : lênh khênh,rũ rượi
Các từ tượng thanh : lộp bộp,lách cách
Câu 3:
Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao,lão Hạc là một người nông dân đáng thương lão đã buộc phải lựa chọn cái chết đau đớn,thảm thiết.Lão chết vì yêu thương con sâu sắc ,lão không muốn tiêu vào tiền vườn của con nên đã quyết định bán cậu Vàng.Càng thấu hiểu lão bao nhiêu ta càng thấy xót thương cho lão bấy nhiêu .Lão chết cũng vì hoàn cảnh khó khắn,khốn cùng.Cuộc sống của lão nghèo đói kiếm được thứ gì thì ăn thứ ấy ,cùng quẫn quá nên lão đã phải xin Binh Tử bả chó và tự tử.Cái chết của lão vô cùng đột ngột ,và đau đớn.Ngay cả khi lão ra đi nhưng ở lão Hạc ta vẫn thấy được vẻ đẹp ngời sáng trong nhân phẩm của lão.Có thể nói lão là một con người có lòng tự trọng cao,coi trọng danh dự làm người .Chính cái chết ấy cũng giúp lão giải thoát cuộc đời mình ,khiến cho lão cảm thấy bớt đi day dứt khi bán chó.Qua cái chết của lão ,ta càng cảm thương xót xa cho số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8 như lão Hạc
Trợ từ : Ngay cả hoặc chính
câu ghép :Lão chết vì yêu thương con sâu sắc ,lão không muốn tiêu vào tiền vườn của con nên đã quyết định bán cậu Vàng