Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hnah - một tác giả có mặt trong phong trào thơ mới và sau Cách mạng vẫn tiếp tụ sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam thân yêu với những cảm xúc chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dong sông đầy nắng trong những buổi trưa. Bài thơ Quê hương là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tê Hanh, được viết bằng tất cả tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động ần cù và yêu cả cánh buồm căng - một hình ảnh đẹp trong bài thơ:
" Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc của quê hương. Sự so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng thật độc đáo và bất ngờ đã làm nổi bật hình ảnh cánh buồm - một hình ảnh bình dị bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Cnahs buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Bởi hồn làng chính là linh hồn quê hương mà những người dân chài mang theo, là tình cảm, nỗi nhớ, là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh gửi gắm nơi họ, nơi cánh buồm đầy gió. Có lẽ Tế Hanh như cảm nhận được đó chính là biểu tượng của linh ồn làng nên ông không chỉ vẽ ra chính xác cái hình mà còn gợi được linh hồn của cánh buồm trắng và câu thơ trở nên thật bay bổng , lãng mạn và lớn lao.
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có tư tưởng chán chường, muốn thoát li thực tại, chìm đắm trong cái tôi như nhiều nhà thơ thời ấy. Tế Hanh là hồn thi sĩ hòa quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hòa vào cánh buồm yêu thương.
mà cánh buồm chứ ko phải bườm đâu ha
Quê hương của Tế Hanh đã miêu tả cánh buồm thuyền chài rất đẹp , một vẻ đẹp đầy lãng mạn với sự so sánh độc ̣áo bất ngờ , chúng được thể hiện rõ qua hai câu thơ sau :
" cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
rướn thân trắng bao ĺa thâu góp gió "
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh , nhân hóa , hình ảnh tượng trưng một cách chặt chẽ trong hai câu thơ trên . " Mảnh hồn làng " nghe khiêm tốn bao nhiêu , thì cái khả năng " thu góp gió " của làng chài ấy lại lớn lao kì vũ bấy nhiêu . Hình ảnh cánh buồm là một hình ảnh hữu hình , được đem ví với một mảnh " mảnh hồn làng " vừa thiêng liêng , lại vừa trìu tượng . Ở đây , tác giả không nói đến một vị thần" hoàng làng ' hay một cá nhân nào , chỉ duy nhất một danh từ độc đáo được nhắc đến là : " Mảnh hồn làng " nghe thật lạ lùng , trữ tình , thiết tha và thiêng liêng biết bao ! Cánh buồm từ một vật vô tri đã được biến thành một vật thể mới , có tâm hồn riêng , có sức sống riêng , và là sức sống của cả một làng quê hun đúc lại ! Nhân hóa cánh buồm " rướn thân mình " làm cho hình ảnh trở nên lớn lao , thiêng liêng , vừa thơ mộng vừa hùng tráng , tính cách hiên ngang , phóng khoáng , khát khao bay bổng và cường tráng ở người dân chài đã lộ rõ trong cánh buồm ấy .
Cả hai câu thơ vừa vẽ ra hình thể vừa gợi hình thể của sự vật . Đặc biệt khắc họa chân thực và sinh động hình ảnh người dân chài cũng như sinh hoạt lao động của người làng chài . Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng , bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài .
Con thuyền vô tri đã mang theo hơi thở , nhịp đập của quê hương . Con thuyền đã trở nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế . Cũng như người dân chài , con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi .
chứng tỏ rằng Tế Hanh phải có một tâm hồn tinh tế và tài hoa , một tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương , một nỗi nhớ thương da diết , nồng hậu về vùng quê sông nước bao la .