Cần gắn vào trong mạch điện 1 điện trở R=100 ohm có thể chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 2A . Ta chỉ có các điện trở như nhau , \(R_0\)=100ohm ; mỗi điện trở chịu được cương đọ lớn nhất là 0,5A. Phải sử dụng bao nhiêu điện trở \(R_0\) như thế thì được yêu cầu trên???
Cần gắn vào trong mạch điện 1 điện trở R = 100ohm có thể chịu được cđdđ lớn nhất là 2 A. Ta chỉ có các điện trở như nhau R0 = 100ohm, mỗi điện trở chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 0,5 A. Phải sử dụng bao nhiêu điện trở R0 và mắc như thế nào để tạo ra được điện trở R theo yêu cầu như trên.
điện trở r1=15 ôm chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 2A. điện trở r2=5 ôm chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 3A . đoạn mạch gồm r1 và r2 mắc nối tiếp thì chịu được hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu
Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3 = R = 50 ohm, mỗi điện trở chỉ có thể chịu được dòng điện có cường độ dòng điện lớn nhất là 0,4A. Mắc các điện trở này vào một nguồn điện có hiệu điện thế U. Trong mỗi cách mắc điện trở nối tiếp hoặc song song, để các điện trở ko bị hỏng, U ko thể vượt quá giá trị lớn nhất là bao nhiêu ?
Điện trở R1=10\(\Omega\) chịu được hiệu điện thế lớn nhất là U1=6V. Điện trở R2=5\(\Omega\) chịu được hiệu điện thế lớn nhất là U2=4V. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu.
có các điện trở giống nhau , mỗi điện trở có R = 6ohm
a) sử dụng số điện trở nhỏ nhất ,nêu cách mắc có R tương đương = 4 ohm
b) nối mạch câu A với 1 nguồn Uab=18V ,Tìm cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
c) mắc lại các điện trở trong mạch câu A theo cách khác , nối với U ab =18v.Cho biết cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở trong mạch nhỏ hơn n lần cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở ở câu b,tìm cách mắc và tính n
Câu 8. Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U=12V thì cường độ dòng điện qua điện trở R là 0,5A. Điện trở R có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 36Ω B. 24Ω C. 6Ω D. 12Ω
Câu 9. Cho hai điện trở R1 = 30Ω và R2 = 20Ω được mắc song song vào 2 điểm A,B. Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:
A. RAB = 600Ω B. RAB = 10Ω C. RAB = 12Ω D. RAB = 50Ω
Câu 10. Hai điện trở R1=5Ω và R2=10Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4A. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60V
B. Điện trở tương đương của cả mạch là 15Ω
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 20V
D. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A
Câu 11. Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất r , thì có điện trở R được tính bằng công thức .
A. R = B. R = C. R = r D. R = r
Cho 3 điện trở có giá trị như nhau bằng R0, được mắc với nhau theo những cách khác nhau và lần lượt nối vào một nguồn điện không đổi xác định luôn mắc nối tiếp với một điện trở r . Khi 3 điện trở trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở bằng 0,2A, khi 3 điện trở trên mắc song song thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở cũng bằng 0,2A.
a/ Xác định cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 trong những trường hợp còn lại ?
b/ Trong các cách mắc trên, cách mắc nào tiêu thụ điện năng ít nhất ? Nhiều nhất ?
Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1=12Ω và cường độ dòng điện qua đèn khi đó là 0,5A.Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U=9V
a,Khi đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện trong mạch chính là bao nhiêu?Vì sao?Tính điện trở của biến trở tham gia vào mạch điện khi đó?
b,Để chế tạo biến trở này người ta dùng một cuộn dây dẫn làm bằng Constantan (điện trở suất 0,5.10-6Ωm) tiết diện S=1mm2.Biến trở này có điện trở lớn nhất là Rb=30Ω.Tính chiều dài của dây dùng làm biến trở