Thân em như ớt chín cây Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. -Hình ảnh so sánh: ớt -> gần gũi, thân quen, mộc mạc... + chín cây. -Vẻ bên ngoài, và tình cảm trong lòng trái ngược nhau. Người phụ nữ trong xã hội pk xưa ko có sự lựa chọn, ko có vị trí... Thân em như cái cọc rào Mọt thì anh đuổi cớ sao anh phiền. -So sánh với cái cọc rào -> thứ vật bình dị, mà hàm nghĩ sâu xa...(bảo vệ, là nơi trèo chống...) -Thương yêu chồng, cho dù có bị ruồng bỏ, hay phụ tình, bạc nghĩa, thì vẫn cứ mãi thủy chung, tha thiết hết mực với người thương. Thân em như hạc đầu đình Muốn bay ko cất nổi mình mà bay. -So sánh với con hạc -> đẹp đẽ, thanh thoát, có hàm chứa nét cao sang, quyền quý... -Nhưng bị gò ép, bị phụ thuộc, bó chặt vào thứ gông kìm lễ giáo phong kiến hà khắc, nhất là với thân phận người phụ nữ xưa. *. Tất cả các câu trên đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ, mô típ ngôn từ quen thuộc :"thân em". đều là những câu hát than thân, trách phận quá khổ cực, cay đắng của người phụ nữ. Đồng thời cũng toát lên những đức tính cao cả, đẹp đẽ vẫn cứ sáng thêm trong hình tượng người phụ nữ xã hội pk.
Tham khảo ý mà viết nha bạn:
- Xét về mặt hình thức, so sánh tu từ thường công khai phô bày hai vế: vế so sánh và vế được so sánh. Mỗi vế như thế có thể bao gồm một hoặc vài đối tượng. Các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hoặc hành động. Hai vế so sánh này là khác loại nhưng có nét tương đồng nào đấy do sự liên tưởng, phát hiện của người dùng. Do đó, xét về mặt nội dung, cơ sở để tạo nên so sánh tu từ là sự liên tưởng để tìm ra nét giống nhau giữa các đối tượng. Nếu nét tương đồng này được biểu hiện bằng những từ ngữ cụ thể, ta có so sánh nổi. Nếu nét tương đồng ẩn đi không được diễn tả bằng những từ ngữ cụ thể, ta có so sánh chìm. Cấu trúc so sánh tu từ theo mô tip “Thân em như...” là cấu trúc so sánh nổi. Cấu trúc này bao gồm bốn yếu tố và được phân bố theo trật tự sau: