Mik vừa mới làm xong, thấy quen quen nên mik trả lời thử:
Lối chơi chữ : sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.
khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến.
Xuất phát từ:
Thành ngữ : khổ tận cam lai
Nghĩa là : hết khổ đến sướng.
Nếu ko đúng ý bạn thì thôi nha!
Trước khi nói về những bài học, thiết tưởng chúng ta cần biết lịch sử ra đời của bài thơ mà tôi ghi lại theo lời kể của PGS-TS Trần Hữu Tá (1), khi chúng tôi trao đổi với nhau về nữ thi sĩ Hằng Phương (1908-1983), người được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn qua những vần thơ đặc sắc trên đây.
PGS-TS Trần Hữu Tá cho biết: “Là bạn đời của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan (1907-1987), bà Hằng Phương lúc bấy giờ, đầu năm 1946, vẫn thường đi lại Hà Nội - Thanh Hóa tần tảo lo toan công việc của một nội tướng để nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan có thể dành thì giờ, tâm trí cho công tác văn hóa cách mạng. Trong một lần đi Thanh Hóa, bà mua được một chục cam ngon đem về biếu Bác. Tuy trong lòng thì rất muốn được trực tiếp gặp Bác, nhưng lại e ngại làm mất thời gian quý báu của Người, nên nữ thi sĩ để lại cam biếu Bác với một bài thơ” (2).
Khi nhận được quà mà người biếu gửi lại, hẳn Bác rất băn khoăn, áy náy. Bởi thế nên mới có câu thơ:
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây!
Thế rồi, Người quyết định gửi đến báo Tiếng Gọi Phụ Nữ, cơ quan ngôn luận của tổ chức Phụ nữ cứu quốc, nhờ chuyển lời cảm ơn. Số 11 của báo này ra ngày 8/01/1946 đã đăng bài viết như sau:
“Thơ của Hồ Chủ tịch trả lời bà Hằng Phương: “Bà Hằng Phương gửi biếu tôi một gói cam, kèm theo một bài thơ. Vì bà không viết chỗ ở, tôi không biết gửi thư cảm ơn đến đâu. Nên tôi nhờ Tiếng Gọi Phụ Nữ đăng mấy lời cảm tạ của tôi như sau”. (Bài thơ đã giới thiệu ở đầu bài viết này).
Từ các vần thơ của Bác và mấy điều cần biết được giới thiệu trên, tôi rút ra cho mình những bài học rất quý về văn hóa và về ngôn ngữ. Trước hết là bài học về ứng xử văn hóa. Đó là tâm trạng băn khoăn khi biết có quà gửi biếu mình.
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây!
Đọc câu thơ này tôi liên tưởng đến đức tính liêm khiết mà Bác vẫn thường nói đến mỗi khi có dịp. Và đức tính ấy rõ ràng thường trực trong suy nghĩ của Bác ngay cả khi tự suy xét mình, chứ không phải chỉ để nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hai là văn hóa về sự cảm ơn. Nhận được sự thi ân, dù đó là một sự quan tâm, sự giúp đỡ nhỏ nhất thì người nhận, nơi nhận nhất thiết phải cảm ơn. Được “biếu gói cam”, người biếu quà không chỉ không còn hiện diện mà cũng “không viết chỗ ở” nên Bác “không biết gửi thư cảm ơn đến đâu”. Nhưng Người đã tìm được cách cảm ơn thích hợp và thỏa đáng là nhờ báo “đăng lời cảm tạ”.
Phải chăng trong việc giáo dục con em mình, học sinh, sinh viên mình, và cả chính bản thân ta, vì lý do này hay hoàn cảnh khác mà chúng ta cũng có lúc nhãng quên, chưa tạo được nét ứng xử văn hóa cảm ơn này?
“Mấy lời cảm tạ” của Bác được thể hiện qua hình thức các vần thơ - theo tôi từ cách tiếp cận ngữ dụng học(3). Đây là những bài học quý về cách ứng xử ngôn ngữ. Đầu tiên là bài học về việc lựa chọn hình thức chuyển tải nội dung lời cảm tạ: một bài thơ.
Phương châm về cách thức mà ngữ dụng học đề ra khi hội thoại là biểu đạt súc tích, mạch lạc, tránh mơ hồ, tối nghĩa. Phương châm này được thể hiện rõ ràng ngay từ câu thơ đầu. Các câu thơ tiếp theo cũng gắn hữu cơ với lời cảm ơn, nhưng không lặp lại mà phát triển những ý khác, dĩ nhiên vẫn liên kết hữu cơ với lý do cảm ơn, nhưng chính là để phát triển thêm các ý mới, phản ánh tính cách của chủ ngôn. Ngôn từ được dùng phản ánh vừa đủ, không để dư thừa một từ nào, đáp ứng đúng yêu cầu của phương châm hành ngôn, ở bài thơ này là lời cảm ơn và lý do của hành động cảm ơn.
Cách Bác dùng hình thức thơ để cảm ơn hoàn toàn phù hợp với phương châm về chất lượng và phương châm về số lượng của quy luật hành động ngôn ngữ: Hình thức đặc thù của thơ có thể biểu hiện cô đọng một nội dung hết sức phong phú.
Có thể không ít người tự hỏi vì sao Bác dùng bài thơ để thay lời cảm ơn và cũng có thể có những cách lý giải khác nhau.
Tuy nhiên, dựa vào phương châm về quan hệ hay còn gọi là quan yếu để hiểu điều này có lẽ là hợp lý nhất. Bởi vì phương châm về quan hệ vẫn được ngữ dụng học xem là phương châm tối quan trọng, làm cho cuộc hội thoại giữa người nói - người nghe (người viết - người đọc) không mấy xa cách, nhờ đó mà càng dễ thông hiểu nhau hơn. Ta nhớ trong bài thơ kèm theo gói cam biếu Bác, bà Hằng Phương với tư cách là một công dân, đã dùng những lời rất trang trọng “Kính dâng Chủ tịch”, “Anh hùng mở mặt giang san”.
Gửi lời cảm ơn bằng một bài thơ, Bác đã chuyển quan hệ Chủ tịch nước - công dân thành quan hệ giữa nhà thơ - nhà thơ, và sự kiện biếu cam đó được chuyển thành trường hợp thù tiếp giữa hai nhà thơ. Tính chất thù tiếp ấy, chúng ta rất dễ nhận thấy khi đặt hai câu thơ của thi sĩ Hằng Phương: “Đắng cay Cụ nếm đã nhiều, / Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây” bên cạnh câu kết trong bài thơ của Bác: … “Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?”.
Trong văn hóa Việt Nam, và có lẽ cả ở nhiều nước Phương Đông, đó là cách ứng xử văn hóa thường gặp. Và ta có thể hình dung nữ thi sĩ nổi tiếng Hằng Phương với tâm hồn thi sĩ sẽ cảm động và thú vị như thế nào khi đọc bài thơ cảm ơn của Chủ tịch - nhà thơ Hồ Chí Minh.
Câu thơ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ Việt Nam được nhà thơ Hồ Chí Minh dẫn ra nhân dịp nói lời cảm ơn người biếu gói cam để tự răn, theo cảm thức của bậc trí giả Việt Nam. Còn chúng ta, người đọc, hẳn không ai không xem đó là lời nhắc nhở cho mình về lòng biết ơn theo sự ứng xử văn hóa cần có của mỗi người.
Từ câu kết của bài thơ, chúng ta lại hoàn toàn có thể rút ra một bài học về ngôn ngữ và một bài học về tinh thần lạc quan. Lời thơ của câu này là “sự trộn mã” Việt - Hán. Khổ tận cam lai là thành ngữ Hán. Thành ngữ này được thi sĩ Hằng Phương Việt hóa và đưa vào hai câu thơ của mình.
Trong ngôn từ của mình Bác đã dùng bốn từ của thành ngữ Hán ghép vào với bốn từ Việt thành một câu thơ, vừa như cách chơi chữ của những từ đồng âm khác nghĩa theo truyền thống văn hóa Việt Nam cũng vừa cho chúng ta thấy có thể dùng các yếu tố ngoại lai làm giàu cho ngôn ngữ của mình như thế nào.
Cuối bài, tiềm ẩn dưới lời thơ kết của Bác, chúng ta cảm nhận được niềm lạc quan vốn là một nét đặc thù trong tính cách của Người. Xung quanh khoảng thời gian cuối năm 1945 đầu 1946, hẳn chúng ta đều biết đó là giai đoạn lịch sử mà Việt Nam phải đối mặt với vô vàn khó khăn, chống chọi với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, khi nhân dân ta vừa giành lại được nền độc lập. Với lời kết bài thơ là một câu hỏi tu từ:
“Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?”
Bác gợi cho mọi người một lẽ thường của quy luật mà cũng là một triết lý sống lạc quan trường tồn của người Việt: “Khổ tận cam lai lý tự nhiên…” như lời thơ Người đã từng dùng cuối bài Tình thiên (Trời hửng). Kết thúc cả tập thơ Nhật ký trong tù đã được nhà thơ Nam Trân dịch rất đạt, theo GS. Trần Thanh Đạm, “vừa tín vừa nhã”: “Hết khổ là vui vốn lẽ đời…”