Làng - Kim Lân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yu Yu

cảm nhận về nhân vật ông hai

B.Thị Anh Thơ
14 tháng 12 2020 lúc 0:02

Tham khảo nhé !

Viết về hình ảnh những người nông dân trong cuộc kháng chiến, chắc chắn không thể không kể đến tác phầm "Làng" của nhà văn Kim Lân. Đây là truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. “Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện diễn tả chân thực,sinh động tình yêu làng quê của ông Hai – một người nông dân dời làng đi tản cư thời kì kháng chiến chống Pháp.Qua đó, cho thấy tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.

Ở ông Hai nổi bật lên trước hết là tình yêu làng sâu sắc. Điều này được thể hiện qua những suy nghĩ của ông ở nơi tản cư khi nhớ về cái làng chợ Dầu yêu quý của mình. Ông là một người nông dân chất phác, nồng hậu, chân chất... như bao người nông dân khác. Ông yêu làng,tự hào về làng và kể chuyện về cái làng ấy một cách say mê, náo nức lạ thường: Ông khoe làng ông có cái làng thông tin tuyên truyền sáng sủa,rộng rãi nhất vùng;chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi thì cả làng nghe thấy. Ông thường đến nhà hàng xóm để cởi mở giãi bày những suy nghĩ tình cảm của mình về cái làng Chợ Dầu thân yêu, về cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông đi nghe báo, ông đi nghe nói chuyện, ông bàn tán về những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến...Ông nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến. Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin ha những tin chiến thắng của quân ta khiến cho "Ruột gan ông cứ múa cả lên" . Như vậy, ông luôn quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc kháng chiến. Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc kháng chiến.

Tình cảm yêu làng, yêu nươc của ông Hai đã được bộc lộ sâu sắc thông qua tình huống nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân. rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Nỗi đau đớn, bẽ bàng được nhà văn Kim Lân khắc họa 1 cách sâu sắc. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”. Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà,nghe ngón tình hình bên ngoài. Trong nỗi tủi nhục ê chề, thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là “chuyện ấy”. Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng  khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thi không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây,phản bội kháng chiến. " Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…”. Và cuối cùng, ông chỉ biết giãi bày tâm sự cùng đứa con út. giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu "nhà ta ở làng Chợ Dầu",bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ "chết thì chết có bao giờ dám đơn sai". Dường như ông Hai đang nói chuyện với chính mình, đang giãi bày với lòng mình và cũng như đang tự nhắc nhở. Như vậy,từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến. 

Ông càng buồn khổ bao nhiêu, ông càng sung sướng bấy nhiêu khi nghe tin làng ông được cải chính. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày trở nên hấp háy...Vui nên ông chia quà cho các con. Thậm chí, ong chạy khắp xóm, gặp ai là khoe rằng giặc Tây đốt nhà của ông. Ông đi tìm bác Thứ để thanh minh: "Chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả " Ông cứ lặp đi lặp lại câu "láo hết, toàn là sai sự mục đích cả", ông Hai còn múa tay lên mà khoe tin ấy với mọi nguời... Và tối hôm ấy, ông lại sang bên nhà bác Thứ, lại ngồi trồn chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuvẹn về cái làng của ông... Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng.

Như vậy, nhân vật ông Hai được tác giả đặt vào 1 tình huống thật éo le để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Trong thời đại ngày nay, để phát huy tinh thần yêu nước ấy, mỗi người cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của độc lập tự do ngày hôm nay. Đồng thời ra sức lao động, học tập để xây dựng đất nước phát triển. 


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Phạm Thúy Ngự
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Vy
Xem chi tiết
Phan Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Phương Uyên
Xem chi tiết
nguyên văn Đạt
Xem chi tiết
nhi uyên
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết