Kim Lân nhà văn thường viết về người nông dân, truyện ngắn Vợ nhặt mang giá trị tư tưởng nhân đạo lớn dù cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nhưng vẫn yêu thương đùm bọc nhau. Trong đó nhân vật Tràng là một trong những con người tốt bụng, nhân hậu.
Truyện Vợ nhặt được tác giả viết vào thời điểm khi mà nạn đói đang hoành hành dữ dội và cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Tràng và gia đình của mình cũng đang vật lộn để mưu sinh.
Trong truyện nhân vật Tràng được tác giả miêu tả với bề ngoài xấu xí, thô kệch, nghèo khó, rách rưới. Anh Tràng làm nghề kéo xe bò thuê. Tràng có đủ các yếu tố để trở nên ế vợ. Điều làm cả xóm bất ngờ đó chính là Tràng có vợ mà là vợ nhặt, ai cũng ngạc nhiên và xen lẫn lo lắng khi thời buổi này nuôi thêm người sẽ túng quẫn hơn.
Tràng và gặp người vợ của mình khi thấy cô ta sắp chết đói, với lòng nhân hậu Tràng cho ăn và quyết định cưu mang về làm vợ. Bắt đầu từ đây diễn biến tâm lý của nhân vật có nhiều thay đổi từ suy nghĩ ăn uống không có mà còn đèo bồng cho đến “chậc, kệ”, anh mong muốn một mái ấm gia đình nhiều hơn là lo sợ về cái đói trước mắt.Lòng nhân hậu, khát khao hạnh phúc của nhân vật này đã lấn áp nghịch cảnh đen tối.
Từ một kẻ xấu xí, thô kệch nay đã có vợ, Tràng có nhiều sự thay đổi đáng kể, “Tràng quên hết cảnh sống ê chè, tăm tối phía trước”, “trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên”, sau khi cưới trong lòng thấy khác lạ nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, mẹ và nàng dâu cùng nhau làm lụng sự đoàn kết yêu thương nhau làm cậu ấm lòng. Giờ đây nhân vật Tràng thấu hiếu được giá trị của tình cảm gia đình trọn vẹn, Tràng càng yêu vợ và thấy có trách nhiệm với mẹ. Trong cảnh nghặt ngèo của cuộc sống nhưng con người như Tràng vẫn hướng đến tình cảm gia đình, đùm bọc, che chở người thân vượt qua ranh giới sống chết.
Hình ảnh cảm động nhất có thể kể đến là cả nhà cùng ăn nồi cháo cám đắng ngắt, khó nuốt nhưng cả nhà vẫn vui vẻ ăn ngon lành. Tràng hiểu rõ tình cảnh hiện tại và bằng lòng với nghèo khổ để hướng đến hạnh phúc, sự nghèo đói không thể ngăn con người khát khao hạnh phúc.
Nhân vật Tràng được tác giả tập trung miêu tả trước trong và sau khi lấy vợ, diễn biến tâm lý thay đổi thể hiện nhân phẩm của nhân vật dù nghèo đói, bần hàn nhưng vẫn yêu thương,đùm bọc nhau và khát khao hạnh phúc gia đình như bao con người khác.
*Liên hệ hình ảnh người đàn ông hàng chài
Chuyển đoạn như sau: Bên cạnh việc phát hiện khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người, văn chương cũng cần phải chỉ ra, lên án cái ác, cái xấu. Bởi vì trong muôn mặt của đời sống cái ác cái xấu luôn song hành tồn tại cùng với cái đẹp, cái cao thượng. Sứ mệnh của nhà văn không chỉ dùng ngòi bút và tư tưởng của mình để vinh danh cái đẹp mà còn có trách nhiệm đưa ra ánh sáng những mặt trái của cuộc đời để góp phần cải tạo xã hội. Với ý nghĩa ấy, Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đã góp phần không nhỏ khi mang đến cho người đọc những hình tượng nhân vật sống động tiêu biểu cho cái đẹp và cái xấu, cái ác. Nếu trước đó, người đọc cảm động trước nhân vật Tràng hiện lên thật đẹp đẽ, nhân hậu; người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) “lấp lánh vẻ đẹp hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Thì hình ảnh người đàn ông thuyền chài lại là mặt tối của cuộc đời với nhiều góc khuất.
Gợi ý
1. Hoàn cảnh
- Hoàn cảnh gia đình: dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh, ...
- Hoàn cảnh bản thân: xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về, ...
2. Tâm trạng và hàng động
a. Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ
- Lần gặp 1: lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.
- Lần gặp 2:
+ Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.
+ Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.
+ Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.
b. Trên đường về:
+ Vẻ mặt “có cái gì phơn phởn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”, ... Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diễn.
+ Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.
c. Khi về đến nhà:
+ Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.
+ Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vi gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.
+ Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.
+ Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.
d. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:
+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo, ...), Tràng nhận ra vai trì và vị trí của người đan bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.
+ Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.
- Nhận xét: Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đỏi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.
Mở bài 1 – mở bài giới thiệu cả hai nhân vật
Văn chương chân chính là văn chương vì con người, phục vụ con người, văn chương ấy: “là thứ khí giới thanh cao và đắc lực để tố cáo một xã hội giả dối và tàn ác làm cho lòng người thêm thanh sạch” (Thạch Lam). Hành trình dài rộng của văn học cũng chính là hành trình miệt mài của người nghệ sĩ đấu tranh với cái xấu cái ác để tôn vinh cái đẹp, cái thanh sạch, cái cao thượng. Kim Lân với Vợ nhặt, Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa là những nhà văn chân chính đã nói lên tiếng nói nhân đạo của mình trong việc lên án cái ác cái xấu và ngợi ca cái đẹp qua những hình tượng nghệ thuật sống động: Tràng và lão đàn ông hàng chài.
Mở bài 2. Chỉ giới thiệu vấn đề chính – nhân vật Tràng
Kim Lân là cây bút chuyên về truyện ngắn và đề tài nông thôn. Sáng tác của ông phản ánh một cách chân thực và xúc động cuộc sống của người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ. Nhân vật của ông là những con người mộc mạc, nghĩa tình, giàu tình yêu quê hương, đất nước, con người. Một trong những sáng tác xuất sắc của Kim Lân là truyện ngắn “Vợ nhặt” trích trong tập “Con chó xấu xí”. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp vừa là bài ca ca ngợi về sức sống và niềm tin của con người Việt Nam. Điều đó đã được ngời lên một cách sâu sắc và trọn vẹn qua hình tượng nhân vật Tràng.
II. THÂN BÀI1. Khái quát
– Giới thiệu tác giả Kim Lân, xuất xứ tác phẩm Vợ nhặt (Nếu mở bài như mở bài 1 thì các em giới thiệu từ A đến Z về Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt. Nếu mở bài như mở bài 2 thì không giới thiệu nữa mà chủ yếu nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Vợ nhặt” và tình huống truyện độc đáo)
2. Nội dung chính
2.1. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Tràng
2.1.1. Kim Lân miêu tả nhân vật Tràng qua vài nét khắc hoạ nhưng nhân vật hiện lên sống động, ấn tượng. Tuy vẻ ngoài của người lao động ấy nổi bật vẻ nghèo khổ, xấu xí, thô kệch nhưng bên trong con người ấy lại là tấm lòng nhân hậu, rất tốt bụng và cởi mở, sẵn lòng cưu mang người đồng cảnh ngộ.
– Phân tích làm rõ luận điểm trên.
2.1.2. Phía sau con người thô kệch, tính cách có phần dở hơi, chỉ thích đùa với trẻ con, Tràng lại là người đàn ông có khát khao hạnh phúc mãnh liệt và biết chăm lo, vun vén cho hạnh phúc của chính mình.
– Phân tích làm rõ luận điểm trên.
2.1.3. Tràng không còn thô kệch, vụng về nữa mà trở thành người có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình. Điều đó thể hiện rõ ở tâm trạng của anh vào sáng hôm sau:
– Phân tích làm rõ luận điểm trên.
* Vài nét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Tình huống truyện độc đáo. Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. Ngôn ngữ đối thoại hấp dẫn phù hợp với tính cách nhân vật.Tóm lại, nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật Tràng, một thanh niên nghèo nhưng có lòng nhân hậu, có khát vọng hạnh phúc, có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình. Qua câu chuyện của nhân vật Tràng, tác giả vừa phản ánh, tố cáo hiện thực về nạn đói, vừa phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo. Có thể nói, câu chuyện của nhân vật Tràng đem đến cho người đọc một cảm nhận xót xa nhưng đồng thời nó đem lại một niềm tin về con người trong hoàn cảnh thử thách của cuộc sống.
2.2. Liên hệ hình ảnh người đàn ông hàng chài
Chuyển đoạn như sau: Bên cạnh việc phát hiện khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người, văn chương cũng cần phải chỉ ra, lên án cái ác, cái xấu. Bởi vì trong muôn mặt của đời sống cái ác cái xấu luôn song hành tồn tại cùng với cái đẹp, cái cao thượng. Sứ mệnh của nhà văn không chỉ dùng ngòi bút và tư tưởng của mình để vinh danh cái đẹp mà còn có trách nhiệm đưa ra ánh sáng những mặt trái của cuộc đời để góp phần cải tạo xã hội. Với ý nghĩa ấy, Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đã góp phần không nhỏ khi mang đến cho người đọc những hình tượng nhân vật sống động tiêu biểu cho cái đẹp và cái xấu, cái ác. Nếu trước đó, người đọc cảm động trước nhân vật Tràng hiện lên thật đẹp đẽ, nhân hậu; người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) “lấp lánh vẻ đẹp hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Thì hình ảnh người đàn ông thuyền chài lại là mặt tối của cuộc đời với nhiều góc khuất.
2.2.1 Giới thiệu vài nét về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
Nguyễn Minh Châu là “vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới” – “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc). Sáng tác của ông từ cảm hứng sử thi lãng mạn quen thuộc trước năm 1975 đã chuyển thành cảm hứng thế sự, đời tư mang đậm chất triết lí nhân sinh trong giai đoạn văn học mới. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là sáng tác thuộc giai đoạn thứ hai của nhà văn.
Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tập truyện ngắn (in năm 1987). Truyện in đậm phong cách tự sự – triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác sau 1975.
2.2.2. Liên hệ những điểm giống nhau giữa Tràng và người đàn ông hàng chài
– Họ đều là những người đàn ông có vẻ ngoài kém hấp dẫn. Người đàn ông hàng chài được nhà văn miêu tả: mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, lông mày rậm cháy nắng, đôi mắt đầy vẻ độc dữ, lưng rộng và cong như một chiếc thuyền, trông lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước.
– Họ đều là nạn nhân của hoàn cảnh đói nghèo: lão đàn ông và gia đình ở trên một chiếc thuyền lưới vó, thuyền chật, con đông; cuộc sống đói nghèo, lam lũ, nhiều lần biển động gia đình phải ăn xương rồng luộc chấm muối.
– Họ đều là những người đàn ông có bản chất tốt đẹp: Tràng là một người nông dân hiền lành, nhân hậu; lão đàn ông hàng chài thì xưa kia là một thanh niên hiền lành chẳng bao giờ đánh đập vợ con, hắn từng trốn đi lính cho ngụy, chấp nhận túng quẫn, đói nghèo chứ không cầm súng bắn vào đồng bào mình. Lão đàn ông ấy cũng không uống rượu, hút thuốc. Vậy phải chăng đó là mẫu đàn ông lý tưởng?
2.2.3. Điểm khác nhau giữa Tràng và người đàn ông hàng chài:
– Họ đều là nạn nhân của hoàn cảnh đói nghèo nhưng trong khi Tràng vẫn giữ được bản chất tốt đẹp thì lão đàn ông lại bị hoàn cảnh làm cho tha hóa.
(Phân tích làm rõ)
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
– Xây dựng tình huống truyện mang tính nhận thức, khám phá.
– Kể chuyện sinh động, khách quan; ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế
– Người đàn ông thuyền chài được tác giả đặt vào trong những tình huống và góc nhìn của các nhân vật khác như Phùng, Đẩu, người đàn bà hàng chài, thằng Phác…Nhờ vậy, mà nhân vật này dù chỉ xuất hiện “thoáng qua” nhưng diện mạo, ngôn ngữ, hành động, tính cách cục cằn, tàn nhẫn của hắn được bộc lộ một cách toàn diện, rõ nét và khách quan như chính chúng ta cũng thường bắt gặp đâu đó hình ảnh này trong cuộc sống.
3. Đánh giá chung
“Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời” (Nguyễn Văn Thạc). Quả đúng như vậy, cuộc sống quanh ta nhiều bi thảm, cái đẹp luôn song hành và trộn lẫn niềm sầu buồn; trong nên thơ vẫn còn đâu đó là nước mắt. Đọc Vợ nhặt của Kim Lân ta đã khóc vì một tấm lòng đôn hậu với tình người lấp lánh trên mỗi câu văn. Đọc Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ta không khỏi xa xót vì vẻ ngoài chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ lại chứa đựng bên trong một bi kịch gia đình mà lão đàn ông là nguồn cơn của tình trạng bạo lực gia đình. Tấm lòng cao cả của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đã góp phần soi rọi lên văn chương dân tộc những hình tượng nghệ thuật độc đáo để chúng ta không chỉ khóc vì cái đẹp mà còn biết căm giận cái xấu, cái ác, cái bất lương, để từ đó đấu tranh loại bỏ cái ác, cái xấu, cái đê hèn ra khỏi cuộc đời và làm cuộc sống thanh sạch hơn.
III. KẾT BÀI“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp” (Ai – ma – tôp). Với ý nghĩa đó, Kim Lân và Nguyễn Minh Châu xứng đáng là những cây đại thụ của nền văn học nước nhà.
Thầy Phan Danh Hiếu
Yêu cầu ghi rõ nguồn từ trang này.