Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Uyên Phương

Cảm nhận về bài thơ " Việt Nam có Bác Hồ" của tác giả Lê Duyên

BÁC là gương sáng đời đời
HỒ sâu đâu sánh tình người bao la
SỐNG thời vì nước bôn ba
MÃI ghi ơn Bác – Cha già Việt Nam
TRONG như ngọc chiếu đêm tàn
LÒNG người yêu nước mênh mang biển trời
NHÂN từ đức độ sáng ngời
DÂN yêu Đảng mến Người người noi theo
VIỆT Nam đất nước đẹp giàù
NAM thiên khởi sắc ân sâu Bác Hồ.

Khoảng 1000 thôi ạ, giúp em với ạ, em đang cần gấp!!!!!!! Cảm ơn ạ.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 7 2019 lúc 11:21

Tham khảo :

Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một tài sản vô giá không chỉ của đất nước Việt Nam mà còn là của chung nhân loại. Những bài thơ Người viết bằng chữ Hán, hay chữ Việt nội dung giản dị, gọn lợi, tụ ý, trong trẻo tâm hồn Việt, cao vợi nhân cách vĩ nhân, thấm đẫm tình yêu thương con người và đức hy sinh của nhà cách mạng vĩ đại. Đọc thơ Bác, ta gặp một tầm sâu rộng về tư tưởng, minh triết cội nguồn dân tộc, khát khao độc lập tự do cho đất nước, cơm no áo mặc cho mỗi phận người. Cảm xúc thơ mênh mang, mọi tầng lớp từ người lao động cần lao đến bậc trí giả đều đọc, hiểu, thấm, đồng cảm với những rung động của thi nhân.

Có nhiều tên tuổi lớn trong giới văn sĩ đã giới thiệu, nghiên cứu, bình luận thơ Bác. Nhưng nhà lý luận phê bình văn học Lê Xuân Đức có một con đường riêng, hồn cảm riêng, lặng lẽ thẩm bình thơ Bác với những khám phá, phát hiện mới và có những đóng góp đáng kể. Cảm thấu từ thơ Bác, những bài thẩm bình của Lê Xuân Đức bình dị, tinh tế, sâu lắng, chỉ vài trang viết mà lột tả được vẻ đẹp ngọc sáng của thơ Người. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận xét “Với Lê Xuân Đức việc thẩm bình không còn là việc cân chữ, cân câu mà là sống, là cảm, là hòa vào thế giới nội tâm của tác giả”.

Lê Xuân Đức cần mẫn, quyết tâm dồn tâm sức, thời gian đến những nơi Bác Hồ có thơ, lần tìm xuất xứ những bài thơ của Bác, sưu tầm, tìm thêm những bài thơ còn lưu giữ ở những vùng đất trên con đường hoạt động cách mạng của Bác. Đến nay Lê Xuân Đức đã có trong tư liệu 181 bài thơ chữ Hán, trong đó có 133 bài và bài đề từ của "Nhật ký trong tù" và 47 bài ngoài "Nhật ký trong tù" và hơn 150 bài thơ tiếng Việt. Lê Xuân Đức đã đi nhiều nước Anh, Mỹ, Pháp, Thái-lan… để tìm hiểu các bài thơ Bác viết ở đây. Ở Trung Quốc, ông đến nhiều nơi như Bắc Kinh, Nam Kinh, Hàng Châu, Quảng Châu..., đến động Long Lâm - Tĩnh Tây đọc và chụp ảnh thơ Bác viết trên vách đá, đến núi Thất Tinh - Quế Lâm để hồi ức dáng hao gầy, gian nan trên con đường hoạt động của Bác. Hai lần ông điền dã từ Tĩnh Tây đến Nam Ninh qua 30 địa danh nhà tù mà Bác bị chính quyền Trung Hoa dân quốc bắt giam, để tìm những chứng tích và sống trong tâm tưởng của "Nhật ký trong tù". Ông thân thiết với các giáo sư người Trung Quốc: Hoàng Tranh Lương Viễn, Chúc Ngưỡng Tu, Phạm Hồng Quý... để bồi bổ thêm vốn từ Hán, hiểu thêm văn hóa Trung Hoa, hiểu tận gốc thể loại thơ Bác. Một quy trình làm việc khoa học, biện chứng cả trên văn bản và cuộc đời một bài thơ.

Lê Xuân Đức say mê đọc, ngẫm, cảm, thẩm bình thơ Bác không phải 40 năm mà lâu hơn từ thuở còn sinh viên. Ông kể: “Năm 1960 tôi là sinh viên khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi tập thơ “Nhật ký trong tù” xuất bản, tôi mua và đọc ngay, đọc say mê. Tôi thấy tập thơ này có cái lạ, khác với những tập thơ của các chiến sĩ cách mạng…”. Đó là cái duyên, là tri ân của người làm lý luận phê bình, với nhà thơ.

Chúng ta hãy cùng đọc một số bài trong “Thẩm bình thơ chữ Hán Hồ Chí Minh” để thấy tính nhân văn, duy lý, duy mỹ, duy cảm của nhà lý luận phê bình Lê Xuân Đức. Bài “Lên núi” thể hiện chí khí người chiến sĩ cách mạng: “Ngẩng đầu mặt trời đỏ/ Bên suối một nhành mai”. Lê Xuân Đức viết bình giản đơn mà thâm thúy: “Cảm hứng đăng cao và viết về “Lên núi” trong thơ đông tây kim cổ không phải là hiếm. Nhưng ngắn gọn, hàm súc mà nói được cái lớn lao, cứng cỏi, cái thanh tú như bài “Thướng sơn” của Bác Hồ quả là không nhiều, nếu không muốn nói chỉ một vài”.

Bài Đề từ tập "Nhật ký trong tù" là tuyên ngôn và tự răn mình của Bác: “Muốn lên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao”. Lê Xuân Đức kiệm lời bình mà tụ gom bản chất con người thi nhân “Bài Đề từ là bài thơ của ý chí, bài thơ của tự do, bài thơ của tinh thần”.

Đề tài về “Mây gió trăng hoa tuyết núi sông” vào thơ của bao thi sĩ. Với trăng trong "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ, là trăng của người cách mạng ở chốn lao tù khác trăng ở lầu son, gác tía của Lý Bạch, khác trăng ao tù lặng lẽo của Nguyễn Khuyến. Bài “Ngắm trăng” đẹp về tâm thế, mới về cảm xúc, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Lê Xuân Đức soi chiếu được hồn vía của Người thơ và trăng: “Thật bất ngờ thú vị biết bao, phải là cảnh ấy, đêm ấy, người ấy lên đến đỉnh cao của sự thanh khiết, phóng khoáng nên lần đầu tiên Bác Hồ tự bộc lộ, tự nhận mình là thi gia - nhà thơ”.

Người làm thơ như Bác là bậc trí tài. Người thẩm bình thơ Lê Xuân Đức là người mê cảm, tri ân. Cảm yêu, thẩm bình dăm bài đã khó, cảm yêu, thẩm bình hàng trăm bài của một tác giả thì khó vạn lần, phải có tấm lòng kính yêu vô hạn với Bác Hồ như thế nào, Lê Xuân Đức mới vượt qua được những thử thách của công việc phê bình văn chương. Tôi miên man lật mở những trang thẩm bình như đang được tác giả Lê Xuân Đức dẫn dắt chiêm ngưỡng một công viên đầy hương sắc. Đây là vườn hồng sắc đỏ mầu cờ đất nước, đây là hàng hoa cúc vàng bình dị ngời ngời ngôi sao dẫn lối, giàn hoa tím mỏng mảnh thủy chung, hồ sen nhỏ tĩnh lặng, tinh khiết, thảm cỏ xanh mềm nâng đỡ những cánh lá rơi. Tôi đi trong mê cảm thanh tao hồn cõi, vững tin tâm thế đất nước, dân tộc, lãnh tụ mến yêu. Cặm cụi trên bàn phím, trang giấy chọn lọc câu chữ để lột tả hết cái thần của thơ Bác. Từ năm 2002 đến nay, ông đã xuất bản 15 công trình về thơ Bác Hồ, tập nào cũng trang trọng như tấm lòng tác giả và nhà làm sách.

Đó là những kỷ niệm tròn đầy của một nhà giáo, một nhà văn, nhà hoạt động xã hội. Còn gì ở cuộc đời, nếu phía sau ta, phía trước ta, không có niềm say mê khao khát về cái thiện, cái chân, cái mỹ cho thế giới này. Công việc thẩm bình thơ Bác Hồ đã là lẽ sống của nhà giáo - nhà lý luận phê bình Lê Xuân Đức. Tôi xin mượn lời chia sẻ của giáo sư Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện văn học Việt Nam thay cho lời kết: “Những công việc đó tôi nghĩ là không lúc nào cạn hết nguồn hứng thú, bởi tôi tin nhà văn Lê Xuân Đức cũng như tôi, chúng ta đều có chung một ý nghĩ: Văn thơ Hồ Chí Minh - thế giới không cùng cho những khám phá”.


Các câu hỏi tương tự
Học sinh giỏi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
shanyuan
Xem chi tiết
Tùng Lê
Xem chi tiết
Vũ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Vũ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
_silverlining
Xem chi tiết
Kim Flower
Xem chi tiết
wary reus
Xem chi tiết