Lặng lẽ Sa Pa -Nguyễn Thành Long

Nguyễn Thu Thanh

 

cảm nhận về anh thanh niên

 

Nguyễn Trọng Chiến
3 tháng 2 2021 lúc 13:33

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long là một tác phẩm đặc sắc, nhẹ nhàng, để lại trong lòng đọc giả nhiều rung động đẹp đẽ bởi hình ảnh “anh thanh niên”. Anh thanh niên, với vóc người nhỏ nhắn, mang biệt hiệu “người cô độc nhất thế gian” vì anh phải làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù lạnh lẽo. Ngày này, anh chỉ cô độc, làm bạn vơi công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng…” rồi mỗi ngày báo cáo về “nhà” bốn lần một cách chính xác. Những khắc nghiệt, băng giá của núi rừng Sapa, dù “mưa tuyết” hay “gió chực ào ào xô tới” chẳng thể nào khiến anh chùn bước. Tuy đấy là một công việc nhàm chán, buồn tẻ nhưng anh vẫn yêu, vẫn trân trọng cái nghề của mình. Anh đã dũng cảm vượt qua ngay chính nỗi cô độc và hiểm nguy luôn đối diện. Qua đó, chúng ta thấy toát lên một lý tưởng sống cao đẹp nơi anh. Vâng, giá trị đích thực ở con người anh là lẽ sống. Lý tưởng sống của anh cũng chính là lý tưởng sống của thế hệ thanh niên thời bấy giờ, luôn tìm được niềm vui giữa muôn khó khăn gian khổ. Điều lắng đọng nhất trong cả tác phẩm có lẽ là lời tâm sự của anh với bác họa sĩ: “Mình với công việc là đôi…”, “Công việc… gian khổ thế đấy… chứ cất nó đi… buồn đến chết mất…”, “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Đấy là những dòng tâm sự chân thành xuất phát từ tận đáy lòng. Và đấy cũng là những suy nghĩ lạc quan giúp anh vững vàng giữa khó khăn và thử thách lớn nhất là sự cô độc. Âm vang của cuộc sống Sapa lặng lẽ và khúc nhạc cuộc sống nhẹ vang đến người đọc từ chính tâm hồn anh, từ nụ cười của anh trong khó khăn, thử thách. Tuy sống một mình nhưng trong anh vẫn tràn đầy nghị lực, anh vẫn trồng hoa, đọc sách và tổ chức cuộc sống thật ngăn nắp với “căn nhà ba gian sạch sẽ”. Anh rất cởi mở, chân thành với mọi người, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện. Anh luôn chu đáo, ân cần, quan tâm đến tất cả: “Củ tam thất … gửi bác gái … vừa ốm dậy …” Điều làm chúng ta xúc động mạnh trước anh là vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng ẩn sau những nét ngoài tầm thường. Bác họa sĩ, với những suy nghĩ chín chắn, kỹ càng của tuổi về hưu, cũng phải khâm phục anh và chẳng thể nào thể hiện được trên bức chân dung vẻ đẹp ngời sáng của tâm hồn anh. Nhưng anh vẫn khiêm tốn, luôn cảm thấy những đóng góp của mình nhỏ bé so với người khác, như “ông kĩ sư vườn rau Sapa” hay “nhà nghiên cứu sét”. Anh thanh niên xuất hiện bất ngờ, chỉ kịp để chúng ta ấn tượng mạnh trước tâm hồn tuyệt đẹp của anh và cảm nhận được nhiệt huyết của sức trẻ thanh niên thời ấy, những con người không nhận bất cứ đãi ngộ nào của Tổ Quốc, chung tay xây dựng đất nước thêm giàu mạnh, tươi đẹp. Mọi suy nghĩ của anh về công việc hay đời thường đều thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, con người. Anh là hình tượng tiêu biểu của lớp thanh niên xông pha vì Tổ Quốc. Tâm hồn và lý tưởng sống cao đẹp nơi anh khiến chúng ta khâm phục trước một con người cô độc mà không cô độc, giữa Sapa lặng lẽ mà không lặng lẽ.

Bình luận (1)

Nguyễn Thành Long thuộc thế hệ nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông thường viết truyện ngắn pha chất ký. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là cái kết của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Đó cũng là khoảng thời gian mà phong trào “ba sẵn sàng” ở miền Bắc đang diễn ra sôi nổi. Đọc truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa, người đọc ấn tượng sâu sắc hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu luôn chân thành, cần mẫn và say mê trong công việc dù vượt qua nhiều khó khăn gian khổ. Anh thanh niên là một người luôn miệt mài với công việc. Một mình anh sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Trong suốt bốn năm trời, hàng ngày anh “có nhiệm vụ đo gió, đo nắng, đo mưa, đo chấn động mặt đất, dự vào báo thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Ngày qua ngày anh sống trong bóng đêm với mưa sương gió tuyết, ít ai thấy bóng người. Bác lái xe nói anh là người “cô độc nhất thế gian” nhưng anh lại nói “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí khác. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”. Qua lời tâm sự của anh thanh niên, người đọc nhận thấy hình ảnh một người trẻ tuổi yêu nghề và sẵn sàng cống hiến. Dường như anh nhận ra rằng công việc của mình đang làm vô cùng quan trọng và có tính tập thể cao bởi gắn liền với rất nhiều đồng chí. Anh không nhận thấy mình lạc lõng giữa nơi núi rừng heo hút, không thấy mình cô độc vì ngoài công việc ra anh còn có một người bạn để trò chuyện, đó chính là những cuốn sách. Anh nói “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện, nghĩa là có sách ấy mà”. Mặc dù sống trong điều kiện thiếu thốn và khắc nghiệt nhưng anh thanh niên luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa. Điều đó cho người đọc thấy được anh biết vượt qua khó khăn để yêu đời và tận hưởng cuộc sống bình dị chốn rừng hoang. Anh không ngại khó, ngại khổ dầm mình trong “mưa tuyết”. Anh kể rằng “Gian khổ là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng… Ở đây có cả mưa tuyết đấy”, rồi “ngọn đèn bão vặn to cỡ nào cũng không đủ sáng”, “gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ đợi mình ra là ào ào xô tới”. Anh thanh niên kể về sự lặng im lúc một giờ sáng đó mới thật đáng sợ “nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung”. Công việc của người thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn vất vả cực nhọc như thế đấy. Cái lúc một giờ sáng, khi mà người ta còn đang say giấc ngủ, anh vẫn tỉnh dậy vượt cái gió, cái lạnh, bão tuyết và sự lặng im đến rợn người của núi rừng hoang vu để hoàn thành công việc. Anh kể “những lúc im lặng lạnh cóng mà lại như hừng hực cháy”. Có lẽ, cái điều làm anh không ngại khó ngại khổ, vượt qua tất cả mọi cản trở chính là cái sự hừng hực ấy, cái nhiệt tình, bản lĩnh và sống hết mình của sức trẻ. Phải chăng khắc họa hình ảnh của anh thanh niên, Nguyễn Thành Long muốn phần nào nhấn mạnh sự nhiệt tình, chăm chỉ và khát khao muốn cống hiến của những người thanh niên thời ấy gắn với phong trào “ba sẵn sàng”. Không chỉ cần mẫn trong công việc, vượt mọi khó khăn thử thách, anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa còn là một người chân thành. Anh có những đóng góp quan trọng trong phục vụ sản xuất và chiến đấu, góp một phần không nhỏ cho đất nước nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi bác họa sĩ già phác họa chân dung của mình trong cuốn sổ tay, anh ngượng ngùng và vui vẻ giới thiệu những người đáng vẽ hơn mình cho bác họa sĩ. Anh giới thiệu “ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sapa”, rồi anh say sưa kể về người kỹ sư với một sự ngưỡng mộ “ngày này qua ngày khác ông ngồi dưới vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn thụ phấn cho hoa su hào”, “tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày lúc chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong”. Anh ca ngợi ông kỹ sư già đã tận tâm trong công việc để “su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn ngọt ngon trước”. Nghe qua cách kể chuyện hào hứng của anh về người kỹ sư và việc từ chối được vẽ chân dung, người đọc nhận thấy anh thanh niên luôn khiêm tốn khi được khen ngợi những hi sinh thầm lặng của mình nhưng lại rất trân trọng những cống hiến của mọi người xung quanh. Anh không chỉ giới thiệu bác họa sĩ vẽ chân dung ông kỹ sư nông nghiệp mà còn cả “đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan” anh. Anh nhận thấy xung quanh còn bao nhiêu người đáng vẽ hơn mình, đóng góp nhiều hơn mình. Anh thốt lên “ông kỹ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá”. Đọc tới đây, ta càng thêm yêu quý anh thanh niên nhiều hơn, anh cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống, thấy cuộc đời đẹp và ý nghĩa hơn khi chứng kiến bao người đang ngày đêm miệt mài, hi sinh và đóng góp cho tổ quốc. Người đọc không chỉ nhận thấy sự chân thành trong đức tính khiêm tốn, mà còn thấy được sự tinh tế, hiếu khách và quan tâm đến mọi người. Anh gây được thiện cảm với bác họa sĩ và cô kỹ sư ngay lần gặp mặt đầu tiên. Bác lái xe được anh biếu một “củ tam thất” cho vợ bác mới ốm dậy. Anh đón nhận cuốn sách bác mua hộ với tâm trạng hào hứng, mừng vui. Và một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng đủ để người đọc nhận ra sự tinh tế và hiếu khách của anh đó là tặng bó hoa cho cô gái “rất tự nhiên như một người đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái”. Tất cả những cử chỉ quan tâm ấy tới tất cả mọi người, chúng ta càng thấy thêm yêu mến và quý trọng anh thanh niên nhiều hơn. Với một ngợi ca chân thành, nhà văn Nguyễn Thành Long đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về sự cống hiến thầm lặng của con người trong những năm bảy mươi của thế kỷ trước. Người thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là biểu tượng của con người và những thanh niên thời ấy vượt qua khó khăn, vẫn miệt mài, say mê trong công việc, sống chân thành, khiêm tốn và đóng góp sức trẻ, nhiệt huyết cho sự phát triển của đất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Chiến
3 tháng 2 2021 lúc 13:39

Cho mik xin lỗi vì mik vẫn chưa làm rõ phần mở bài, kết bài, thân bài và các luận điểm. 

Đầu tiên phân mở bài là từ đầu đến hình ảnh" anh thanh niên"

Tiếp đó đến muôn khó khăn gian khổ( đây là luận điểm 1); từ đó đến xây dựng đất nước thêm giàu mạnh,tươi đẹp(đây là luận điểm cuối )

Phần còn lại là kết bài

Bình luận (0)
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 13:48

Dàn bài rồi bạn dựa theo mà viết nhé :

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

- Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng.

 

b) Thân bài

* Khái quát về công việc của anh thanh niên

- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.

- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".

Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc

- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.

- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.

- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:

+ có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"

+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".

-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.

- Thái độ của anh với công việc:

+ Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.

+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.

* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng

- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...

- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."

 

Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống

- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:

+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;

+ Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình

+ Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình

+ Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.

-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.

=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.

Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.

- Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:

+ Biếu bác lái xe củ tam thất

+ Tặng bó hoa cho cô gái

+ Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ

- Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm

=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.

* Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.

- Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy

- Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...

-> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.

* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn

- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:

+ Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.

+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.

- Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp

- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.

c) Kết bài

- Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.

- Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.

Bình luận (0)
Miinhhoa
3 tháng 2 2021 lúc 14:47

Viết về anh thanh niên rất dài nên mk chỉ đưa ra dàn ý thôi nha :))

1,MB : Giới thiệu tác giả ,tác phẩm ,giới thiệu nhân vật anh TN và cảm nhận khái quát về nhân vật này 

VD : Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.Ông có nhiều tác phẩm để đời như "Bát cơm cụ Hồ" ( 1953), "Chuyện nhà chuyện xưởng" ( 1962),...trong đó ta không thể không kể đến truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" .Truyện là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 và in trong tập "Giữa trong xanh" (1972).Trong tác phẩm nhà văn đã làm nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên - một con người mang trong mình những vẻ đẹp sáng ngời và đáng quý .(Đây là mở bài của mình ,mk ko dám kđ nó hay và tốt nhưng mk chỉ đưa ra gợi ý để bạn cs thể viết theo mô-típ này)

2.TB

a,Trước tiên, để cảm nhận nhân vật anh TN ta cần phải giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sống và làm việc của anh 

- Anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh núi Yên SƠn cao 2600m,một mình với cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.=> đây là một nơi hoang vu ,vắng vẻ chứa nhiều khó khăn,nhưng cs lẽ khó khăn nhất đối với anh chính là sự cô đơn

- Công việc của anh : anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, với nhiệm vụ là đo mưa,đo gió,đo mưa ,đo nắng,tính mây , đo trấn động mặt đất ,... dựa vào việc báo trước thời tiết để phục vụ đời sống nhân dân và công cuộc kháng chiến ( cần nêu chi tiết về thời gian anh phải báo cáo về trung tâm,....)

b, Cảm nhận về anh 

- Anh  thanh niên là người yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

+ Anh ý thức được ý nghĩa của công việc mình làm

+ Sự chia sẻ của anh với ông họa sĩ và cô kĩ sư khi nói về những khó khăn mà anh phải đối mathw 

+ SUy nghĩ của anh về công việc mình làm : " khi ta làm việc ta với mình là đôi sao gọi là một mình được.Huống chi công việc ..... đến chết mất "

=> cần có tiểu kết nha 

- Ở anh ta còn thấy được vẻ đẹp của một con người có lí tưởng sống cao đẹp.

+ Lí giải tại sao anh lại lựa chọn làm việc trên đỉnh Yên SƠn ( anh chỉ mới 27 tuổi cái độ tuổi con người ta thích nơi nhộn nhịp phồn hoa,đô hội nhưng anh lại chọn công việc khó khăn)

+ Ý thức trách nhiệm của một công dân đối với đất nước " Mình sinh ra là gì .... làm việc "

+ Niềm vui của anh khi được chú bộ đội cùng đơn vị với bố kể về sự phát hiện đám mây đen của anh 

- Trong cuộc sống anh còn là ng có những vể đẹp phẩm chất tâm hồn đáng quý .

+ Ah biết tổ chức ,sắp xếp cuộc sống ngăn nắp gọn gàng ( cách anh bố trí căn nhà,thế giới của anh thu gọn tại bàn làm việc,ngoài công vc anh còn có sách làm bạn...)

+ Anh có lối sống cởi mở ,chân thành và quan tâm đến người khác ( anh đã đưa củ tam thất cho bác lái xe mang về biếu vợ bác ,khi ct anh ko quên tặng ông họa sĩ một làn trứng gà ) 

+ Anh còn là người hiếu khách ( mời cô kĩ sư và ông họa sĩ lên nhà chơi,tặng cho cô kĩ sư một bó hoa tươi,...)

+ Không chỉ vậy qua cuộc trò chuyện với hai vị khách ta còn thấy anh là một con người khiêm tốn ( cách anh từ chối khi bt ông họa sĩ vẽ mình,gt với ông những ng khác đáng được vẽ hơn ) 

=> Anh là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ thanh niên VN thời kì xây dựng CHXH 

c, Đánh giá : ( dù là cảm nhận về nhân vật nhưng cx là ptich xuyên suốt tp nên mk nghĩ cần có đánh giá )

 - Đánh giá về nội dung

- ĐÁnh giá về nt : tình huống truyện,cách sd ngôi kể,giọng văn,điểm nhìn trần thuật

3.KB : Cảm nghĩ của e về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn. LHBT : bản thân e cần làm gì ..?

 

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 2 2021 lúc 9:34

Bạn tham khảo :

Nguyễn Thành Long là một nhà văn nổi tiếng, với những tác phẩm đặc sắc để lại dấu ấn. Kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 đã cho mọi người thấy được một Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó, nổi bật lên là nhân vật anh thanh niên, sống một mình trên núi cao làm công việc đo khí tượng. Anh luôn thèm khát được gặp người để thỏa lòng mong ước.

     Nhắc đến Sa Pa, trong đầu mỗi người đã hiện ra một vùng đất mát mẻ, có tuyết mỗi khi đông về, là nơi tham quan, nghỉ ngơi rất thú vị. “Lặng lẽ Sa Pa” cho ta biết được một mặt khác ở vùng đất bao người muốn đến này. Đó là Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm để cống hiến một phần của mình cho đất nước bằng sự đam mê.

     Mở đầu câu chuyện, anh thanh niên hiện lên vô cùng rõ nét qua câu chuyện của bác lái xe và người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ. Anh mới hai mươi bảy tuổi, một mình thích thú với công việc đo khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Điều thú vị nhất ở anh chàng này là anh ta “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

     Khi lên đỉnh núi Yên Sơn cao ngất, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã gặp một chàng trai “tầm vóc nhỏ nhắn, nét mặt rạng ngời”. Anh sống một mình trong căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm. Tuy anh sống một mình, nhưng chưa bao giờ anh buông thả bản thân, anh vẫn luôn chăm chút cho những góc riêng trong cuộc sống của mình. Anh trồng hoa, nuôi gà, anh mang lại cho cuộc sống của mình rất nhiều niềm vui. Khi có khách đột xuất anh hào hứng chào đón, giới thiệu với họ về cuộc sống của mình, đưa họ đi hái hoa và ca ngợi những người bạn khác cũng đang làm việc ở Sa Pa. Cuộc sống cô đơn đấy không làm anh bị mai mờ mà nó làm cho anh thanh niên được nổi bật hơn về những đức tính mà một người trưởng thành nên có.

     Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, còn rất trẻ, chưa có người yêu đáng ra phải bay nhảy với cuộc sống, phải vui chơi ở phố phường nhộn nhịp. Anh lại chọn rời xa nơi thành thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bó với công việc vất vả mà vô cùng cô đơn này “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đầy những khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, vậy mà anh lại đam mê với nó. Công việc phải luôn canh đúng giờ, đối mặt với gió, bão, tuyết, hoang thú và sự cô đơn. Áp lực công việc không có ai để chia sẻ, với một người bình thường chắc họ đã buồn rầu mà sống chẳng có ý nghĩa, nhưng anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

     Cuộc sống riêng của anh là khi không làm việc anh lại đọc sách, nó như người bạn tâm tình, sách mang đến cho anh niềm vui, sự sẻ chia, nguồn kiến thức bổ ích và thỏa tâm hồn ham nghiên cứu của anh. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Lời nói thật thà ấy, không những thể hiện lòng khiêm tốn mà còn vẽ ra trước mắt một đội ngũ tri thức đang âm thầm ngày đêm làm việc, cống hiến, hi sinh. Sự cống hiến ấy đã giúp cho chúng ta hiểu giá trị của những con người đang âm thầm làm việc, hi sinh bản thân mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là những gương sáng chúng ta cần học tập và noi theo.

     “Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm hay và đặc sắc. Hình ảnh anh thanh niên vô cùng nổi bật, qua đó ta hiểu thêm về cuộc sống vất vả của những con người thầm lặng và những đức tính vô cùng đẹp của họ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Võ Thái Thương Thành
Xem chi tiết
Anh Đào
Xem chi tiết
quang tạ
Xem chi tiết
quang tạ
Xem chi tiết
Phan Ha My
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Vinh
Xem chi tiết
thu phương
Xem chi tiết
Nguyễn Nghi
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thu
Xem chi tiết