Mùa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra không gian trùm lên vạn vật, có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất Bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Nghệ thuật nhân hóa "bờ tre buồn" đã gợi ra hình ảnh một bờ tre như một sinh thể có linh hồn biết cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu nên đã mang một nỗi buồn xao xác.
Mùa thu thường gợi sự tàn phai héo úa vì thế trong bức tranh thu này sự tàn phai ấy được nữ thi sĩ thể hiện qua hình ảnh của ao bèo tàn lụi vừa gần gũi quen thuộc lại vô cùng dân dã. Ao bèo là hình ảnh đẹp của mùa hè nhưng khi sang thu đã lụi tàn , song trong sự tàn lụi ấy, nhà thơ lại phát hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với làn nước trong veo in bóng mây khiến người đọc liên tưởng tới sự hòa quyện của mây và nước- một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh trang trí tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và của cả chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở nên tuyệt tác như vậy.
Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang, nó chỉ là một loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hình ảnh nông thôn Việt Nam vào mùa hè, được tác giả đưa vào trong thơ nó trở nên gần gũi, đằm thắm, tinh tế.
Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người :ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gì đó đã qua.
Nhà thơ đã sử dùng nghệ thuật nhân hóa "tre buồn", "chuồn chuồn ngẩn ngơ" và các từ láy "xao xác", "rải rác","ngẩn ngơ" đã bộc lộ được thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng, man mác vừa làm say lòng người.
Từ vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu ta thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thời khắc giao mùa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn man mác trước cuộc đời. Qua khổ thơ ta càng yêu thương vẻ đẹp của quê hương mình.