Tập làm văn lớp 8

TFboys

Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên va tinh thần yêu nước trong thơ Bác

Lê Phương Thanh
10 tháng 8 2017 lúc 16:00
Mở bài:

Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thân bài:

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.

Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người. Thế nhưng, đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng: đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.

Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn, đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.

Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.

Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.

Kết bài:

Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 16:11

N

ói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Cho nên ở “Nhật kí trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian, nhưng cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống, cốt cách á đông mà vẫn hiện đại : Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù” :

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã toả sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người á đông - một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng - khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng ? ... Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.
Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống : ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách á đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này.

Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu : một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 16:11

Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.

Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người. Thế nhưng, đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng: đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:

“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.

Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn, đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.

Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.

Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.

Phạm Thị Thạch Thảo
10 tháng 8 2017 lúc 16:15

Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới trong thế kỉ 20. Người còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt.

Hồn thơ Hồ Chí Minh mênh mông bát ngát tình (Hoàng Trung Thông). Ngoài tình yêu nước sâu nặng, tình thương người tha thiết, Hồ Chí Minh đã hướng tâm hồn mình về thiên nhiên tạo vật với bao tình yêu thương nồng hậu. Có thể nói tình yêu thiên nhiên là một tình cảm đẹp, trong sáng trong thơ Hồ Chí Minh.

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận của tao nhân mặc khách xưa nay. Các nhà thơ đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ,… các nhà thơ cổ điển Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,… đều có những bài thơ tuyệt tác viết về thiên nhiên hùng vĩ, hoa lệ, nên thơ. Thơ Hồ Chí Minh, đặc biệt là Nhật kí trong tù cũng đã dành cho thiên nhiên một vị trí danh dự. Mặt trời tỏa sáng trong thơ Bác, là biểu tượng cho khác vọng tự do:

Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi

Người hay nói đến trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng thu. Ở trong tù không rượu cũng không hoa, nhà thơ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Trăng được nhân hóa, xuyên qua cửa ngục ngắm nhà thơ trong mối tình tri âm tri kỉ. Trăng và nhà thơ giao hòa giao cảm. Trong ngục tối, nhà thơ hướng tới vầng trăng sáng với tâm hồn thanh cao, với phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan yêu đời.

Trải qua 14 tháng tù đày, trên những chặng đường khổ ải bị giải lui giải tới khắp 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nếm đủ mùi cay đắng, Hồ Chí Minh với dũng khí không chịu lùi một phân, không nao núng tinh thần, với tâm thế tinh thần ở ngoài lao, đã lấy thiên nhiên làm nơi nương tựa tâm hồn mình. Một ánh trăng đêm, một giọt sương mai, một khóm chuối dưới trăng lạnh, một tiếng chim rừng, một mùi thơm hương hoa… được Người đón nhận một cách say mê và tự do. Rất ung dung và yêu đời, bị tù đày mà ung dung, lạc quan và yêu đời:

Mặc dù bị trói chân tay,
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;
Vui say ai cấm ta đừng,
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.
(Trên đường)

Bị trói, bị giải đi lúc Gà gáy một lần đêm chửa tan, nhà thơ ngước mắt nhìn lên bầu trời thu, hướng về ánh sáng mà đi tới, cảm thấy trăng sao cùng đồng hành trên con đường xa gió rét:

Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
(Giải đi sớm)

Núi cao trập trùng là để đo tầm vóc và nghị lực của người đi đường. Có chiêm lĩnh được đỉnh cao chót mới giành được hạnh phúc, mới tận hưởng vẻ đẹp bát ngát của nước non trải dài muôn dặm. Cảm hứng vũ trụ được diễn tả đầy thi vị:

Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
(Đi đường)

Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh có lúc mang vẻ đẹp cổ điển như Chiều tối. Một cánh chim mỏi bay về rừng tìm cây trú ẩn. Một áng mây lẻ loi lơ lửng trôi giữa bầu trời. Nhà thơ phóng bút, phác họa một vài nét, lấy điểm để gợi diện, lấy động để tả tĩnh… từ cánh chim và áng mây mà làm hiện lên cái vắng lặng êm đềm, cái mênh mông của bầu trời lúc chiều tối nơi xóm núi xa lạ. Cảnh thiên nhiên đẹp mà thoáng buồn qua cảm nhận người đi đày :

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng điệu; cánh chim và áng mây kia trở thành mảnh tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trên con đường đi đày nơi đất khách quê người.

Bài thơ Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh thể hiện một cái nhìn ấm áp, trìu mến của Bác đối với thiên nhiên và cuộc sống con người. Mặc dù đôi chân đang bị trói, bị treo lên như tội xử tử treo cổ (giảo hình), nhưng với tâm thế làm chủ hoàn cảnh, Người vẫn tự do thưởng thức cảnh đẹp. Một chiếc thuyền câu bơi nhẹ trên dòng sông, cảnh sắc đông vui của xóm làng quê đôi bờ sông đã ôm trọn tâm hồn thi nhân. Nếu không có một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống dào dạt nếu không có một tinh thần lạc quan, không thể có tâm hồn đẹp, vần thơ đẹp như vậy:

Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh,
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình;
Làng xóm ven sông đông đúc thế,
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.

Thơ viết trong cảnh tù đày của Hồ Chí Minh làm hiện lên một thế giới tạo vật hữu tình nên thơ. Trong cảnh nhà tù tối tăm lạnh lẽo, Người thao thức hướng về ánh sáng như hướng về tự do. Lúc thì Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu, lúc thì nhìn trăng sao qua cửa ngục và cảm được cái lạnh cùng khóm chuối:

Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song Bắc đẩu đã nằm ngang.
(Đêm lạnh)

Bài thơ Mới ra tù tập leo núi có hai câu thơ đầu tả cảnh mây núi hùng vĩ ôm ấp quấn quýt nhau rất thi vị hữu tình. Cảnh sắc mây núi, lòng sông mang màu sắc cổ điển đầy ấn tượng:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng bụi không mờ.

Bức tranh sơn thủy được sáng tạo nên trong niềm vui tự do. Nó còn mang ý nghĩa thẩm mĩ tượng trưng cho tấm lòng trong sáng, thủy chung của con người.

Cuộc đời cách mạng của Hồ Chủ tịch vô cùng sôi nổi và phong phú. Thơ của Người viết trong nhà tù, viết trên những nẻo đường cách mạng và kháng chiến đều chứa chan một tình yêu lớn mênh mông yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa (Hoàng Trung Thông). Thiên nhiên Việt Bắc để lại dấu ấn tươi đẹp, sinh động trong thơ Bác. Là cảnh suối đá, cổ thụ, trăng hoa trong Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Là cảnh chim rừng, hoa núi quanh ngôi nhà sàn chiến khu của lãnh tụ:

Đọc sách chim rừng vào cửa đậu,
Phê văn hoa núi ghé nghiến soi.

Là cảnh rạng đông thời máu lửa trên dòng sông Đáy. Màu hồng tráng lệ tượng trưng cho chân trời thắng lợi đang ở gần phía trước. Vần thơ sáng bừng màu sắc tươi đẹp và niềm vui:

Thuyền về trời đã rạng đông,
Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi

Tóm lại, tình yêu thiên nhiên là tình cảm đẹp trong sáng, nồng hậu trong thơ Hồ Chí Minh. Người đã sáng tạo nên những vần thơ hàm súc, giàu hình tượng, mang vẻ đẹp cổ điển, cỏ hoa trăng ngàn, dòng sông, vách núi, chim hót, vượn kêu… hiện diện trong thơ Bác đã mở ra bao không gian nghệ thuật đáng yêu. Tâm hồn Người trong sáng, phong thái Người ung dung nên thơ viết về thiên nhiên của Người mới đẹp như thế.

Đạt Trần
10 tháng 8 2017 lúc 16:51
Mở bài:

Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thân bài:

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.

Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người. Thế nhưng, đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng: đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.

Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn, đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tạigiữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.

Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung,tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.

Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.

Kết bài:

Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.

Eren Jeager
10 tháng 8 2017 lúc 18:42

Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.

Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người. Thế nhưng, đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng: đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.

Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn, đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.

Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.

Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.

Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.

Eren Jeager
11 tháng 8 2017 lúc 16:29
Mở bài:

Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thân bài:

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.

Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người. Thế nhưng, đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng: đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.

Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn, đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.

Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.

Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.

Kết bài:

Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.


Các câu hỏi tương tự
Ctuu
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Đỗ My
Xem chi tiết
ha nguyen
Xem chi tiết
PA's Channel
Xem chi tiết
thanh dat nguyen
Xem chi tiết
Rin Diễm
Xem chi tiết
Lmao Lmao
Xem chi tiết