Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vy Nguyễn

Cảm nhận của em về tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người qua bài thơ con cò của chế lan viên

nguyen minh ngoc
14 tháng 3 2018 lúc 17:14

Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới. Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Bài thơ Con cò là bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên được trích trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão. Từ hình tượng con cò, nhà thơ đã khái quát sâu sắc về hình ảnh người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Con cò còn là hình ảnh người nông dân, cần cù, vất vả, là hình ảnh người phụ nữ chịu thượng, chịu khó, giàu đức hi sinh.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh con cò chịu thương chịu khó và cũng là lời tâm tình của mẹ:

Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay.

Sau những lời tâm sự của mẹ là những câu hát ru chan chứa ân tình:

Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ! con chơi rồi lại ngủ.
Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng…

Hình tượng con cò trong khổ thơ đầu là hình ảnh người mẹ lam lũ, suốt đời lo lắng cho con. Ấy thế nhưng mẹ vẫn dành cho con những lời hát ngọt ngào.

Lời hát ru của mẹ đã mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc. Trong lời hát ru ấy có hình ảnh quê hương, đất nước, có hình ảnh nông thôn và phố phường náo nhiệt. Lời hát ru còn có sự lam lũ, gian nan, nhọc nhằn của mẹ. Thấm đẫm trong lời hát ru là những cảm xúc yêu thương đang dâng trào từ nơi trái tim mẹ. Dù mẹ phải vất vả trăm bề nhưng mẹ vẫn luôn ru con bằng điệu hồn dân tộc. Con luôn được mẹ vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng, sâu lắng. Dù vô thức nhưng con cũng đón nhận được tình cảm của mẹ bằng trực giác của mình. Tình cảm của mẹ đành cho con thật thiêng liêng, cao cả và không bao giờ cạn. Lúc nào mẹ cũng muốn ở bên cạnh con để chăm sóc, giúp đỡ con, che chở cho con:

Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Tấm lòng của mẹ đã làm cho tâm hồn con thêm phong phú. Lời ru của mẹ đi vào tiềm thức tuổi thơ:

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.

Bên cạnh lời ru hời của mẹ là dòng sữa ngọt ngào mà mẹ chắt chiu để nuôi con khôn lớn:

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Mẹ luôn mang đến cho còn những cái con cần, ru để con say giấc ngủ, dòng sữa để nuôi con khôn lớn. Rồi mẹ đồng hành với từng chặng đường trưởng thành của con, mẹ luôn quan tâm lo lắng cho con.

Hình ảnh con cò trong khổ thơ thứ hai và thứ ba là hình ảnh người mẹ gắn bó thân thiết với con, quan trọng đối với con, mẹ theo cùng con đến suốt cuộc đời. Qua lời ru nặng nghĩa, nặng tình, mẹ đã làm nên chiều sâu trong tâm hồn con, giúp con mỗi ngày một hiểu biết. Mẹ đã chắp cho con đôi cánh bay cao, bay xa. Từ lúc lọt lòng cho đến lúc nằm nôi rồi đến tuổi tập đi, tập nói, mẹ luôn tần tảo nuôi con. Mẹ lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ.

Mang đến cho con những hương vị hạnh phúc của cuộc đời. Khi con đi học, cổng trường mở ra đối với con là niềm vui đối với mẹ. Con được mẹ quan tâm dạy bảo, mẹ vui khi con học hành tấn tới. Rồi con lớn lên, khi con làm thi sĩ, mẹ cũng là điểm tựa cho con:

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…

Hình ảnh người mẹ thật quan trọng đối với cuộc đời con. Mẹ quan trọng với con từ thuở con nằm nôi đến lúc trưởng thành. Sự dìu dắt, nâng đỡ của mẹ đã đem đến hạnh phúc cho con. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy có nói:

Ta đi trọn một kiếp người
Cũng không đi hết một lời mẹ ru.

Bài thơ khép lại cung là lời ru chan chứa ân tình của mẹ:

À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi! Ngủ đi
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát Quanh nôi.

Lời ru ấy được lặp đi, lặp lại qua từng đoạn thơ đã tạo nên một âm hưởng vừa dân gian vừa hiện đại, nó thể hiện một vẻ đẹp của hình ảnh con cò, một vẻ đẹp thống nhất giữa tình cảm và hành động đối với con.

Bài thơ thành công trong cách vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao, nó là điểm tựa của sự liên tưởng phong phú của nhà thơ để sáng tác những hình ảnh thơ độc đáo, biểu cảm giàu triết lí. Mỗi lần đọc bài thơ có ai mà không nhớ tới công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ. Từ đó, mỗi chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình trước lòng mẹ bao la.

Có thể nói Con cò là một bài thơ hay. Thông qua cánh cò dập dìu trong lời hát ru, Chế Lan Viên muốn nói lên tấm lòng yêu thương và mong ước của người mẹ với đứa con yêu quí của mình và chắc chắn rằng em bé lớn lên trong lời ru ấy sẽ hiền hòa, hiếu thảo, nên người.

nguyen minh ngoc
14 tháng 3 2018 lúc 17:14

Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

“Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.


nguyen minh ngoc
14 tháng 3 2018 lúc 17:15
Mở bài: Chế Lan Viên là nhà thơ xuất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. ”Con cò” là bài thơ thể hiện khá rõ nét của phong các nghệ thuật của Chế Lan Viên, bài thơ được sáng tác năm 1962. Phân tích khúc hát thứ ba của bài thơ để thấy được ý nghĩa của hình tượng con cò, thấy được tấm lòng của người mẹ và thấy được tấm lòng cũng như những suy nghĩ của nhà thơ.

b) Thân bài :

– Từ tấm lòng mẹ dào dạt yêu thương ,những lời ru đã cất lên dìu dặt, mênh mang. Mẹ nghĩ về cuộc đời của mai sau. Ước mơ con sẽ khôn lớn và thành đạt .Và tấm lòng của người mẹ như nguyện sẽ ở bên con dù con ở chân trời góc bể, luôn dõi theo con với tất cả tình yêu thương:

” …dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn vẫn là con cửa mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Chữ “ dù” và “ vẫn” được điệp lãi rất hay, đã khẳng định tình mẫu tử bền chặt, sắt son. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển, và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con.

Phần cuối bài thơ càn thấm đượm chất triết lí trữ tình, Nghĩ về con trong ca dao , người mẹ nghĩ về cuộc đời con mai sau:

« À ơi !

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Ngủ đi ! ngủ đi !

Cho cánh cò, cánh bạc

Cho cả sắc trời

Đến hát

Quanh nôi »

Những câu thơ cuối cùng đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời ru của mẹ. Mẹ thương những con cò trong ca dao, thương những cuộc đời, và gửi gắm cả niềm mong ước tốt đẹp cho con thơ. Mẹ thật nhân hậu, nhân tình.

Kết bài : Đoạn thơ mang ý nghĩa thật sâu xa : tình mẫu tử cùng lời ru của mẹ mãi là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng, nâng đỡ tâm hồn cho bao thế hệ mai sau. Một trong những yếu tố thành công của bài thơ chính là nghệ thuật.Trước hết tác giả sử dụng thành công thể thơ tự do và vận dụng một cách linh hoạt ca dao tạo nên một âm hưởng lời hát ru.Giọng điệu của bài thơ là giọng suy ngẫm, có cả triết lí.
Trần Đức Mạnh
14 tháng 3 2018 lúc 20:45

Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

“Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.




Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Khoa Quỳnh Như
Xem chi tiết
Nam Sao
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
Chị Hoà
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Vânanh
Xem chi tiết
Jang Min
Xem chi tiết