MB: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như sau hòa bình. Ông có nhiều tác phẩm hay nhưng tiêu biểu nhất là truyện ngắn "Chiếc lược ngà". Truyện được viết năm 1966, in trong tập truyện ngắn cùng tên khi tác giả đang hoạt đọng tại chiến trường Nam Bộ. Tác phẩm cho ta thấy tình cảm cha con, tình đồng đội sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
TB: 1. Nhận định chung ( Tóm tắt )
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi bé Thu chưa đầy một tuổi. Mãi đến khi con lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, nhưng bé Thu lại không nhận ông là ba vì vết thẹo làm cho ông không giống với người ba em nhìn trong ảnh. Em đối xử với ông Sáu như người xa lạ, nhất định không gọi ông là ba. Đến lúc bé Thu nhận ra ba, tình ba con thức dậy mãnh liệt thì ông Sáu lại phải ra chiến trường. Tại đây, người cha đã dồn hết tình cảm làm chiếc lược ngà dành tặng cho con của mình. Nhưng trong một trận càn, ông đã hi sinh. Trước luc nhắm mắt, ông kịp trao cho đồng đội của mình -bác Ba- trao chiếc lược lại cho con.
2. Phân tích
Ông Sáu là một người lính tham gia cuộc chiến tranh chống Mĩ. Vì nhiệm vụ cao cả, ông phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quuen hương, và đặc biệt là đứa con mà ông yêu tha thiết. Sau ngần ấy năm, ông Sáu luôn nung nấu khao khát cháy bỏng là được gặp con và nghe tiếng con gọi "ba". Nguyễn Quang Sáng đã diễn tả tình phụ tử tự nhiên như bao tình phụ tử khác nhưng mang một sắc thái đặc biệt: Tình cảm được đặt trong nghịch cảnh éo le của chiến tranh. Ở đây, tình phụ tử đã được thể hiện cao đẹp qua nhân vật ông Sáu.
a. Trước khi gặp con
- Ông Sáu xa nhà đi chiến trường khi bé Thu chưa đầy một tuổi nên ông rất mong được gặp con. Bảy, tám năm ở chiến trường, không được về thăm nhà nên khao khát ấy trong ông càng cháy bỏng. "Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy lần, lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến". Nhưng vì hoàn cảnh nên chị không dám đưa và anh cũng chỉ nhìn thấy con qua tấm ảnh nhỏ.
- Trên đường về thăm nhà, "cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng anh". Cái tình ấy như mách bảo anh rằng đứa trẻ tóc ngắn, mặc áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi kia chính là con gái anh. Cái tình ấy đã khiến anh cuống quýt, vội vàng, "không thể chờ xuồng cập bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra xa", vội vàng bước những bước dài gấp gáp rồi đưa tay đón chờ con với tiếng gọi tha thiết, run run: "Thu! Con."
- Ta đọc được ở đay những niềm mong mỏi, khao khát gặp gỡ con đã làm cho ông Sáu xúc động cao độ. Nhưng đáp lại cử chỉ ấy là thái đọ ngơ nhác, lạ lùng, sợ hãi, hoảng hốt. Với giọng nói run run,vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng lên, giần giật, ông Sáu đưa hai tay về phía trước: "Ba đây con!". Người đọc xúc động và thương cảm cho ông trước hoàn cảnh người cha đứng sững lại, nhìn theo con, thất vọng, hụt hẫng, đến nỗi "mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy". Tấm lòng người cha được miêu tả thật châm thực và tinh tế.
b. Những ngày ông Sáu ở nhà và nghe con gọi tiếng "ba" đầu tiên
- Ông đã tìm mọi cách để gần gũi con như vỗ về nó, gắp thức ăn cho nó, mong nó gọi tiến ''ba''. Có thể nói tình yêu con của ông được thể hiện bằng sự mong mỏi, khao khát đến cháy bỏng tình cảm của người con. Nhưng cái ngày gặp lại hiếm hoi, quý giá ấy của người lính bị nảy sinh một nỗi éo le: Bé Thu không nhận ba. Ông Sáu càng gần gũi thì dường như con bé càng lạnh lùng, bướng bỉnh, đã làm tổn thương tình cảm trong ông. Có gì đau đớn hơn khi mà người cha giàu lòng yêu thương con bị chính đứa con của mình từ chối. Đỉnh điểm của sự thất vọng ấy thể hiện qua chi tiết bé Thu hất cái trứng cá ra khỏi bát. "Trong bữa cơm đó, Anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào trong chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe ra cả mâm...". Có thể nói, việc bé Thu hất cái trứng cá ra như một ngòi nổ đã làm bùng cháy lên cảm xúc trong ông, cảm xúc chất chứa trong lòng bấy lâu. Có lẽ ông biết rằng mình đã không đúng vì bảy, tám năm qua, ông đã chẳng thể về thăm con, chẳng thể làm gì được cho con nên cái ngày này, ông muốn bù đăp cho con phần nào. Thế nhưng con bé lại phản ứng quá dữ dội và quyết liệt, khiến ông vô cùng hụt hẫng và đau đớn. Có lúc ông tưởng chừng như thất vọng, để rồi đếnngày chia li, ông không dám gần gũi với con nữa vì sợ làm tổn thương con.
- Hạnh phúc đã đến với người lính trong giấy phút muộn màng nhưng vô cùng mạnh mẽ. Đó là giây phút chia tay khi nghe con gọi tiếng "ba'' đầu tiên. Khi Thu cất tiếng gọi ba, tiếng gọi muộn màng ấy thì ai có thể ngờ một người lính dạn dày bom đạn nơi chiến trường, quen với cái chết gần kề lại vô cùng mềm yếu trước con gái của mình. "Không kìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt''. Ông đã khóc! Đó là những giọt nước mắt hiếm hoi của cuộc đời từng trải, nhiều gian khổ song nó lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của tình cha con. Những giọt nước mắt âm thầm, lặng lẽ, đong đầy cảm xúc. Đó là giây phút sung sướng, hạnh phúc và cũng là cuối cùng, duy nhất trong cuộc đời của người chiến sĩ.
- "Bà mua về cho con một chiếc lược nghe ba''. Đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt nhau mãi mãi. nhưng đối với người cha, đó là mơ ước đầu tiên, duy nhất của con mà mình phải thực hiện.
c. Ở nơi căn cứ
- Lúc nhớ con, ông ân hận sao mình lại đánh con. Ông nung nấu thực hiện ước mơ của con và vui mừng khi thực hiền được ước mơ ấy. Ông vui khôn siết khi tìm được chiếc ngà voi, ông sung sướng, hả hê, cầm chiếc ngà voi khoe với bạn của mình- bác Ba. Ông tỉ mỉ, thận trọng làm chiếc lược cho con.
- Một loạt những chi tiết, hành động ''cưa, gõ, khắc, mài'' thể hiên tình cha con sâu đậm. Tất cả tình yêu và nỗi nhớ của ông dành cho con đều dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà ấy. Ông nâng niu chiếc lược như nâng niu chính con gái bé nhỏ của mình. Lòng yêu con, nỗi nhớ con đã biến một người chiến sĩ thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình dù chỉ có một tác phẩm duy nhất trong đời.
- Nhưng trong một trận càn, ông Sáu đã hi sinh. Trước lúc ra đi, ông không kịp trăn trối điều gì, chỉ đưa tay vào túi, móc cấy lược và nhìn bác Ba hồi lâu. Cái nhìn ấy là ánh mắt ước nguyện của tình phụ tử, là hành động chuyển giao của sự sống. Đó là sự ủy thác, ông Sáu mong bác Ba sẽ thay mình thực hiện lời hứa duy nhất với bé Thu. Ông đã ra đi, mang theo lời dặn dò của con gái.
\(\Rightarrow\) Ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình cha con của ông với bé Thu sẽ không bao giờ chết. Nhân vật ông Sáu được xấy dựng bằng tất cả trải nghiệm, tình cảm và sự đồng cảm của Nguyễn Quang Sáng đối với cuộc đời người lính. Ông là tieu biểu cho những gì đẹp nhất của tình phụ tử trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh.
KB: Qua câu chuyện, nhà văn muốn gửi đến thông điệp:'' Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại. Nhưng chính từ trong chiến tranh khác nghiệt, khốc liệt mà có những thứ tình cảm đẹp, mới nảy nở. Đó là tình đồng đội, đồng chí, tình cảm gia đình, tình yêu đoii lứa và cả tình cha con nữa''. Truyện ngắn ''Chiếc lược ngà '' là một áng văn bất hủ, ca ngợi tình phụ tử giản dị, thiêng liêng.