Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lalisa Manoban

Cảm nhận của em về những bài ca dao than thân đaz học trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

@Misato kayoi ; @Liana

Trâm Anhh
14 tháng 10 2018 lúc 20:57

Không đủ sức làm hết @_@ , thôi, t làm cho bà một câu vậy :

CT : "Thân em như trái bần trôi ... vào đâu"

MB : Tự làm

TB : Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Bài mở đầu bằng cụm từ " Thân em", một mô típ quen thuộc trong ca dao. Đọc đến đây, ta chợt nhớ đến một số một số câu ca dao khác :

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

Hay :

Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Hầu hết những bài ca dao đều là tiếng nói than thân về thân phận bất hạnh, long đong của người phụ nữ. Ở đây, người phụ nữ cũng chịu chung hoàn cảnh như vậy :

Thân em như trái bần trôi

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa luôn luôn bị chèn ép, bị thiệt thòi vì những quy luật hà khắc , vì thế họ tự ví thân mình với " Trái bần trôi" . Trái bần là một loại quả mọc ở vùng nước lợ, vị chua chát, mặn đắng. Từ " bần" gợi lên sự bần hàn, khổ cực. Nghệ thuật so sánh trái bần ví như thân phận người phụ nữ khiến cho ta thấy rõ thân phận bấp bênh, chìm nổi của họ. Và để rồi, khi trái bần ấy rơi xuống thì câu thơ thứ hai bật lên :

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Một câu hỏi đầy tức tưởi, ai oán khắc sâu vào lòng người đọc. Bất hạnh đó từ đâu mà ra ? " Gió dập sóng dồi " hay chính những phong ba bão táp, những định kiến của XHPK dồn dập đổ lên số phận của họ, với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của bao người. Hơn hết, họ là những mảnh đời vô định, họ không có quyền tự quyết định số phận của mình, mà chỉ biết phó thác cho " Gió dập", " sóng dồi ", hay hoàn cảnh mà thôi. Đọc lên, ta thấy xót xa cho người phụ nữ cực khổ biết bao, đã khó khăn bần hàn lại chẳng biết " Tấp vào đâu"

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng thương cảm, đau xót cho thân phận ngươif phụ nữ thời PK mà thốt lên :

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Hay nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã viết :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Họ đều là những con người co quyền được hưởng hạnh phúc nhưung họ bất lực trước thời cuộc, trước những cổ tục tàn ác, nghiệt ngã, cấm đoán đủ điều của XHPK. Họ đành lên tiếng phản kháng, tất cả những nỗi niềm đó đều gửi chung vào ca dao. Đó chính là tiếng hát nói hộ tâm tình họ.

KB : Tự làm

Kang Daniel
14 tháng 10 2018 lúc 20:42

Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định “tam tòng” quá nghiêm khắc của Nho giáo “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con). Điều giàng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận bị động của mình:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào giếng ngọc, hạt ra ruộng cày

Thân em như giếng giữa đàng
Người không rửa mặt, người phàm rửa chân
Họ so sánh “Thân em…” với rất nhiều thứ, thể hiện nhiều bình diện khác nhau song vẫn có một điểm chung là: khẳng định giá trị của bản thân và than về số phận phụ thuộc của mình. Dù là “tấm lụa đào” quý giá hay ”giếng giữa đàng” mát trong thì họ vẫn không biết tương lai như thế nào. Những hình ảnh so sánh ấy làm nổi bật thân phận bơ vơ, bất trắc của họ. Họ không thể tự quyết định số phận của mình. May mắn thì được chỗ yên lành hạnh phúc, bất hạnh thì bị rơi vào chốn lao đao và dù trong hoàn cảnh nào họ cũng phải chấp nhận bởi thân “các chậu chim lồng” :
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra
Vì phụ thuộc nên học phải lấy chồng khi còn ít tuổi, người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của nạn tảo hôn:
Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm, lời ru càng buồn
Đọt mù u non nớt đã bị bướm vàng đến đậu và quấy phá. Cũng như người phụ nữ, càng làm vợ sớm thì càng khổ nhiều. Họ gửi nỗi buồn vào lời ru bởi không thể tâm sự cùng ai. Những cô gái bị ép gả khi còn tuổi niên thiếu đã dẫn đến những bi kịch số phận, đã có những câu ca dao tự trào đầy cay đắng xót xa:
Lấy chồng từ thủa mười ba
Đến nay mười tám thiếp đà năm con
hay:
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng
Vì nạn tảo hôn, vì những hủ tục lạc hậu ấy mà người con gái trong xã hội xuă không được hưởng tuổi thanh xuân. Chưa kịp lớn, chưa kịp hiểu cuộc đời thì họ đã phải gắn cuộc đời mình với con thơ, phải chịu cảnh làm dâu trăm chiều cay đắng. Bao nhiêu gánh nặng cuộc đời đè nặng lên đôi vai gầy guộc của người phụ nữ.
Quá nhiều bất trắc đón đợi người phụ nữ trên con đường đời, vì thế họ luôn mang trong mình những nỗi lo âu, khắc khoải. Số phận bấp bênh, hạnh phúc mong manh quá đỗi. Có được người yêu thương chân thành đã khó, giữ được người ấy và được sống chung lại càng khó hơn bởi họ đâu có quyền tự lựa chọn hạnh phúc cho mình. Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã tước đi của người con gái quyền được tự lựa chọn hạnh phúc cho mình. Bao nhiêu bất trắc, âu lo về số phận được gửi trong những câu ca dao đầy tâm sự:
Hòn đá đóng rong vì hòn nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em thương anh không dám nói ra
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời
Em với anh cũng muốn kết đôi
Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan
Bao nhiêu giàng buộc, bao nhiêu bất trắc trút lên vai cô gái để cô phải mang trong lòng mình những nỗi lo âu. Thân phận yếu đuối của người phụ nữ trong xã hội xưa đã được thể hiện trong rất nhiều câu ca dao ca dao như thế. Thân phận con cò, con vạc lầm lũi, gầy guộc, vất vả kiếm sống, số phận lênh đênh đã trở thành một biểu tượng quen thuộc trong dân ca ca dao để chỉ người phụ nữ. Điều đó cho ta thấy, trong xã hội cũ, khi con người chưa có sự bình đẳng giới thì người phụ nữ phải chịu thiệt thòi như thế nào.
Ngày nay, xã hội đã tiến bộ, nam nữ đã bình quyền, người phụ nữ đã được sống hạnh phúc hơn. Mặc dù không thể có sự bình đẳng tuyệt đối, nhưng người phụ nữ ngày nay đã được xã hội quan tâm đúng mực. Họ đã được phát huy hết khả năng của mình, được chủ động quyết định số phận của mình. Tuy đây đó còn nhiều bất công, người phụ nữ còn chịu thiệt thòi, song so với người phụ nữ thời xưa thì xã hội đã tiến một bước rất dài. Chúng ta sẽ loại bỏ dần những quan niệm lạc hậu, không phù hợp để người phụ nữ được quyền sống hạnh phúc, để những lời ca dao than thân được thay thế bằng những khúc ca vui.


Các câu hỏi tương tự
Lalisa Manoban
Xem chi tiết
Nhung Tăng
Xem chi tiết
 Âu Dương Cách Cách
Xem chi tiết
Hebico may mắn
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Chitanda Eru (Khối kiến...
Xem chi tiết
Lee Joong Suk
Xem chi tiết
THÔNG7BAMSTERDAM
Xem chi tiết
Hoàng Quỳnh Phương
Xem chi tiết