Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Ngô Phương Thủy

Cảm nhận của em về hình ảnh người cha trong đoạn văn sau: 

                    "Bố em đi cày về

                     Đội sấm 

                     Đội chớp

                     Đội cả trời mưa"

                                           (  Mưa- Trần Đăng Khoa )

Nguyễn Tuấn Việt
4 tháng 3 2016 lúc 21:48

Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Bình luận (2)
Bùi Thị Thùy Linh
4 tháng 3 2016 lúc 21:49

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe Bụi tre

Tần ngần Gỡ tóc

Hàng bưởi Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

banh

Bình luận (2)
Do kyung soo
5 tháng 3 2016 lúc 18:44

hay và đầy ý nghĩa 

chúc các bạn chăm học như bn này nhé,là ca sĩ nhưng vẫn có thời gian đọc sách 

đáng yêu ko ?Ngữ văn lớp 6

 

Bình luận (1)
Phạm Huyền Trang
5 tháng 3 2016 lúc 19:17

Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình

Bình luận (0)
Đặng Thị Thùy Linh
5 tháng 3 2016 lúc 21:45

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ: Bố em đi cày về Đội sấmĐội chớp Đội cả trời mưa"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh

 

Bình luận (0)
Lucky Nguyễn
6 tháng 3 2016 lúc 19:25

sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Bình luận (0)
nhjjn
6 tháng 3 2016 lúc 20:31

Bài thơ chỉ tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài mới hiện ra hình ảnh con người:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

 

Bình luận (0)
LINH LUNG
7 tháng 3 2016 lúc 19:31

Miêu tả hình ảnh của bố khi phải cực nhọc ,rất khở cực.

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Thắng
15 tháng 3 2016 lúc 17:39

 Thể hiện hình ảnh người lao động bình dị xuất hiện trong cơn mưa rao như là biểu tượng đứng ngang tầm vóc của trời đất, của vũ trụ. Nhằm ca ngợi vẻ đẹp cần cù của người nông dân bình dị sẵn sàng chống chọi, vượt qua và chiến thắng trở ngợi của thiên nhiên. Đó là biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.

Bình luận (1)
PHÙNG MAI LINH
17 tháng 3 2016 lúc 21:47

BỐ LÀ NGƯỜI NÔNG DÂN MÀ ĐĂ CHỞ THANH MÔT NGƯỜI KHỎE MANH CƯỜNG TRANG CÓ THỂ ĐỘI MƯA SẤM

Bình luận (0)
ánh nguyệt nguyễn vũ
20 tháng 3 2016 lúc 21:43

Một ông bố được tác giả miêu tả rất cảm động về hình ảnh của người bố cũng như của người nông dân khi làm ruộng gặp phải trời mưa nhưng vẫn tiếp tục làm việc làm cong mới về. đó là hình ảnh của người nông dân cực khổ lao động 1 năm hai vụ lúa nông khi gặp phải bão thì phải làm lại  từ công đoạn đầu để nuôi con cái mình lớn cho người khác có cơm gạo để ăn.

Bình luận (0)
phan thi hanh
3 tháng 4 2016 lúc 13:33

Ong bo chi la mot nguoi dan binh thuong nhung tac gia da noi qua nguoi bo nay la mot nguoi rat khoe manh,vi dai doi ca sam, chop, ca troi mua.

Bình luận (0)
Nam Tước Bóng Đêm
29 tháng 4 2016 lúc 15:11

Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bô' em đi cày về - Đội sấm - Đội chớp - Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

Bình luận (1)
Hoàng Mai Linh
14 tháng 4 2017 lúc 11:31

Đúng câu mình định hỏihaha

Bình luận (0)
hà việt hà
21 tháng 4 2017 lúc 19:55

Hình ảnh người cha ở trong đoạn văn này cho thấy người cha đang đi làm về và với vẻ mặt rất khổ cực, phải đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa, tần tảo sớm hôm. qua ngòi bút của nhà thơ, hình ảnh của nhà thơ càng trở nên đẹp hơn.

(có gì sai xin sửa lại giùm, mình ko học giỏi văn)

Bình luận (0)
nguyen thanh mai
28 tháng 4 2017 lúc 16:18

trog doan tho tren hinh anh nguoi cha di cay ve hien len vua cu the vua sinh dong . ba cau tho cuoi lam hinh anh nguoi cha them cao quy bat khuat kien tri ko ngai gian kho du bao bung . cho ta thay hinh anh nguoi nong dan kien tri sieng nang ko ngai mua gio bao bung

Bình luận (0)
yến nguyễn lê hoàng
2 tháng 5 2017 lúc 20:24

Chắc có lẽ trong mắt của một đứa trẻ mới lên chín

thì người cha ngày nào sao hôm nay chở nên oai

hùng , hùng vĩ. cũng có thể nói , tâm hồn trong sáng

của nhà thơ về những tình thương , sự cảm nhận về

sự khổ cực của người cha . đã khắc ghi vào 3 câu thơ

cuối

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa"

Bởi lẽ khi hình ảnh của những nguời lao đông chân

tay lấm bùn không ngại gian khó để cho ta từng hạt lúa

vàng dẻo thơm thì tình cảm của đứa trẻ 9 tuổi lại thêm cảm

phục hơn nũa.

khi người bố đi làm về tuy hình ảnh đội sấm chỉ là nhân hóa nhưng

đã thể hiện được sự khổ nhọc của người nông dân

bố ơi , hai từ đó thật quen thuộc hằng ngày nhưng hôm nay bố lại chở thành một anh hùng , bố gan dạ đội cả sấm , ....

chính vì vậy khi người đọc cảm nhận được hình ảnh

đó sẽ thấy cảm phục hơn

tôi không nghĩ gì hơn chỉ mong những

người bố sẽ được tôn trọng hơn ,được kính trọng hơn

giống như nhà thơ vậyvui

Bình luận (1)
Fan BTS
17 tháng 11 2017 lúc 20:36

nó nói lên sự quan tâm lo lắng về công việc bữa ăn của gia đìnhcủa 1 người cha đích thực gương mẫu 1 người trụ cột của gia đình . Đồng thời nói lên sự công lao của người cha làm ngoài đòng để chăm sóc cho gia đình của mình . Như ông bà xưa nay đã nay đã nói:

công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nc trong nguồn chảy ra

và hình ảnh của người cha mặc kệ trời sấm chớp nhưng vẫn làm việc vì gia đình

Bình luận (0)
Fan BTS
17 tháng 11 2017 lúc 20:41

tới cái đoạn mà mặc kệ sấm chớp á sau chữ vì gia đình tiếp theo là đãnói lên đc câu thơ đầy ý nghĩa của ông bà ta . MIK VIẾT THIẾU XL

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Linh
26 tháng 3 2018 lúc 18:58

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.

Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:

Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).

Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh!

Bình luận (0)
Lich Le
1 tháng 4 2018 lúc 8:40

Bố là tất cả vì vậy bố vì con cái mà làm mọi thứ trên đời này

Bình luận (0)
Kim Tuyến
6 tháng 4 2018 lúc 13:33

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình .

Bình luận (0)
Nhi
10 tháng 4 2018 lúc 19:53

Ý nghĩa biểu tượng của con người ngang tầm vóc to lớn trong trời đất, trong thiên nhiên, chống đỡ cả sấm, cả chớp, cả trời mưa.

Bình luận (0)
ho van thang
22 tháng 4 2018 lúc 15:36

Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Hoa Anh
Xem chi tiết
Jack A
Xem chi tiết
Khánh
Xem chi tiết
Phạm Minh Ngọc
Xem chi tiết
Huỳnh Yến Nhi
Xem chi tiết
Huyền Vũ
Xem chi tiết
Bùi Thị Khánh Linh
Xem chi tiết