Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Dương Thuỳ Linh

Đoạn cuối bài "Mưa" của Trần Đăng Khoa viết :

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

Hãy xác định biện pháp tu từ trong khổ thơ trên ?

nguyen thuy linh
14 tháng 5 2017 lúc 11:05

ẩn dụ ;bố em =>hình ảnh người nông dân

Bình luận (0)
Đinh Ngô Huế Chi
13 tháng 5 2017 lúc 16:59

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.

Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).

Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh!

Thấy hay tick cho mink nha ! Cảm ơn bạn vui

Bình luận (0)
Nguyễn Lưu Vũ Quang
13 tháng 5 2017 lúc 19:57

Biện pháp tu từ : nói quá

Bình luận (1)
Ái Nữ
14 tháng 5 2017 lúc 5:00

nhân hóa hơn

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
29 tháng 7 2019 lúc 10:10

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ :

+ Điệp từ "đội"

+ Ẩn dụ : "bố" là hình ảnh của người nông dân

+ Nhân hóa : "Bố em" đội sấm, đội chớp, đội trời mưa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Hoa Anh
Xem chi tiết
Ngô Phương Thủy
Xem chi tiết
Jack A
Xem chi tiết
Trần Phương Mai
Xem chi tiết
Khánh
Xem chi tiết
Phạm Minh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Bùi Thị Khánh Linh
Xem chi tiết